Mỹ cân nhắc thay đổi chính sách thương mại đối với Trung Quốc
Trong một cuộc điều trần kéo dài 4 giờ trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ, bà Tai đã thừa nhận rằng chiến lược áp đặt thuế quan quy mô lớn của Washington đối với Bắc Kinh, vốn được bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Trung Quốc.
Bà Katherin Tai cho rằng Mỹ cần thừa nhận những hạn chế của thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" và có những thay đổi trong chính sách thương mại đối với Trung Quốc.
Theo người đứng đầu Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai, các nhà lập pháp cần đưa ra những chính sách mạnh mẽ hơn để bảo vệ giá trị và lợi ích kinh tế của Mỹ trước những tác động tiêu cực từ các chính sách thương mại "không công bằng" của Trung Quốc.
Bà Tai kêu gọi các nhà lập pháp cần đưa ra những chính sách để thúc đẩy đưa sản xuất trở lại Mỹ và xây dựng lại các cơ sở sản xuất trong nước.
Đồng thời, Mỹ cũng cần có chiến lược đầu tư phù hợp với chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện và chất bán dẫn mà Trung Quốc đang triển khai.
Bà Tai kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ sớm phê chuẩn Đạo luật Đổi mới lưỡng đảng, theo đó Chính phủ Mỹ sẽ chi 52 tỷ USD cho nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như thúc đẩy sản xuất và củng cố chuỗi cung ứng.
Bà Tai cũng tin rằng gói kích thích kinh tế "Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ" được thông qua vào năm ngoái sẽ tiếp tục hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 khi chính quyền dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump áp thuế với lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.
Năm 2020, hai nước đã ký thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1", theo đó Mỹ đồng ý giảm bớt thuế quan đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đổi lại Bắc Kinh cam kết tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong hai năm 2020 và 2021 thêm ít nhất 200 tỷ USD so với mức của năm 2017.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không đáp ứng mục tiêu này do đại dịch COVID-19 bùng phát.
Kể từ khi nhậm chức tháng 1/2021, Tổng thống Joe Biden đã giải quyết một số tranh chấp thương mại với các đồng minh của Mỹ, trong đó có thỏa thuận mới được công bố vào tuần trước về dỡ bỏ thuế quan đối với các mặt hàng thép và nhôm của Anh.
Tuy nhiên, không có bước đột phá tương tự nào đối với Trung Quốc, mặc dù USTR đã nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Tuần trước, Washington đã đồng ý gia hạn miễn thuế đối với 352 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các doanh nghiệp khiếu nại việc áp thuế đã làm tăng chi phí trong khi Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng lạm phát tăng cao./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc tung ra thị trường 1 triệu thùng dầu thô/ngày từ Kho dự trữ
12:16' - 31/03/2022
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc việc tung ra thị trường 1 triệu thùng dầu thô/ngày từ Kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) trong nỗ lực làm giảm giá xăng tăng cao hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư lại làm nóng chính trường Mỹ
11:24' - 31/03/2022
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã chỉ trích Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố ý tạo ra một cuộc khủng hoảng người di cư mà theo một số nhóm hoạt động đã khiến hàng nghìn người bị tra tấn và cưỡng bức.
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ ra mắt trang web tổng hợp thông tin về đại dịch COVID-19
10:29' - 31/03/2022
Ngày 30/3, Nhà Trắng thông báo Chính phủ Mỹ sẽ giới thiệu trang một trang web tổng hợp, giúp mọi người có thể tìm kiếm thông tin về địa điểm cung cấp các xét nghiệm COVID-19 và thuốc kháng virus.
-
Kinh tế Thế giới
Giá năng lượng tăng cao: Cơ hội cho nước Mỹ
08:05' - 31/03/2022
Giá các loại năng lượng tăng vọt trong thời gian qua do tác động của cuộc chiến tại Ukraine đã gây ra không ít hệ lụy trên thị trường toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.