Mỹ: Khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna cho nhóm nguy cơ cao
Ngày 14/10, hội đồng chuyên gia cố vấn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna cho một số nhóm có nguy cơ cao tại Mỹ.
Tháng trước, hội đồng này cũng đưa ra khuyến nghị tương tự đối với vaccine của Pfizer và FDA đã phê duyệt.
Cụ thể, hội đồng chuyên gia của FDA đã quyết định cho phép tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna đối với các nhóm: người trên 65 tuổi; người ở độ tuổi 18-64 tuổi có nguy cơ bệnh diễn nặng khi nhiễm virus; và người làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên siêu thị, nhân viên y tế, nhân viên trong trung tâm người vô gia cư.
Những người trong các nhóm đối tượng trên sẽ tiêm mũi tăng cường 6 tháng sau khi hoàn thành tiêm 2 mũi vaccine của Moderna. Liều lượng mũi tiêm thứ 3 là 50 microgram/mũi, chỉ bằng một nửa so với hai mũi đầu tiên.
Quyết định này được đưa ra sau phiên thảo luận kéo dài 1 ngày của hội đồng tư vấn của FDA. Hãng dược Moderna đã nộp đơn đề nghị FDA phê duyệt tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan tại Mỹ.
Tháng trước, FDA đã phê duyệt tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer cho người trên 65 tuổi, người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và người có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2.
Dự kiến, hội đồng chuyên của FDA sẽ nhóm họp trong ngày 15/10 xem xét việc cho phép tiêm mũi tăng cường vaccine của hãng Johnson & Johnson, đồng thời thảo luận khả năng áp dụng tiêm kết hợp các loại vaccine tại Mỹ.
Theo một nghiên cứu mới công bố tuần này, những người đã tiêm vaccine loại một mũi duy nhất của hãng Johnson & Johnson sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn nếu được tiêm mũi bổ sung bằng một vaccine theo công nghệ mRNA.
Cho tới nay, khoảng 15 triệu người Mỹ đã tiêm vaccine của Johnson & Johnson trong khi gần 70 triệu người đã tiêm đủ liều vaccine của Moderna. Nếu được FDA phê duyệt, việc tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna và tiêm kết hợp các loại vaccine còn phải đợi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông qua.
*Cùng ngày, Hải quân Mỹ thông báo nhân viên và quân nhân trong lực lượng này buộc phải tiêm đủ liều vaccine trước thời hạn ngày 28/11 tới, những trường hợp từ chối tiêm buộc phải ra khỏi lực lượng.
Theo Hải quân Mỹ, hiện 98% trong tổng số 350.000 nhân viên trong lực lượng này đã tiêm một mũi vaccine hoặc tiêm phòng đầy đủ.
Trong khi đó, số liệu của Lầu Năm Góc cho thấy 96,7% trong gần 1,4 triệu quân nhân nước này đã tiêm ít nhất 1 mũi và 83,7% đã tiêm đủ liều. Phó Đô đốc Hải quân John Nowell cho biết dịch COVID-19 đã khiến 164 nhân viên trong lực lượng này tử vong, đáng chú ý là 144 người trong số này chưa tiêm vaccine.
Năm ngoái, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã phải cách ly và khử khuẩn trong nhiều tuần ở đảo Guam (Mỹ) sau khi bùng phát ổ dịch trên tàu này khiến 1/4 trong tổng số 4.800 thủy thủ mắc COVID-19./.
>>EMA "bật đèn xanh" cho mũi tăng cường vaccine của hãng Moderna và Pfizer/BioNTech
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna chưa đáp ứng tiêu chí để tiêm mũi tăng cường
13:19' - 13/10/2021
Ông John Moore, Giáo sư vi sinh và miễn dịch học thuộc Đại học Y tế Weill Cornell ở New York, nhận định hiệu quả tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna chưa rõ ràng.
-
Kinh tế Thế giới
FDA Mỹ cân nhắc phê duyệt sử dụng 1/2 liều vaccine của Moderna cho mũi tăng cường
15:39' - 29/09/2021
Hãng tin Bloomberg ngày 29/9 đưa tin Cơ quan an toàn dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ đang hướng tới phê duyệt sử dụng 1/2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho mũi tiêm tăng cường.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO hãng Moderna: Giữa năm 2022 sẽ đủ vaccine cho toàn thế giới
17:53' - 23/09/2021
Đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt trong vòng 1 năm tới trong bối cảnh hoạt động sản xuất vaccine được đẩy mạnh đáp ứng nguồn cung trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.