Mỹ: Thâm hụt thương mại lần đầu vượt ngưỡng 100 tỷ USD
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 12/2021 đã tăng 3% lên mức cao kỷ lục 101 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên thâm hụt thương mại của nền kinh tế số một thế giới vượt ngưỡng 100 tỷ USD.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/1, trong tháng cuối cùng của năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Mỹ tăng 2% trong tháng thứ 5 liên tiếp, đạt 258,3 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu sản xuất, xe cơ giới và hàng tiêu dùng.
Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa tăng 1,4% lên 157,3 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, vật tư công nghiệp, xe cơ giới và nguyên liệu sản xuất.
Một số chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng nhu cầu tăng mạnh và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã khiến nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh, vượt xa xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Việc tiếp tục nhập khẩu để khôi phục lượng hàng tồn kho sẽ khiến thâm hụt thương mại hàng hóa ở Mỹ tiếp tục ở mức cao trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, việc lượng hàng tồn kho được bổ sung có thể giúp hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng GDP do thâm hụt thương mại lớn mang lại, khiến một số chuyên gia kinh tế nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Mỹ trong quý IV/2021.
Các chuyên gia kinh tế của công ty tài chính JPMorgan ở New York đã nâng dự báo tăng trưởng GDP quý IV/2021 của Mỹ từ 7% lên 7,5%, trong khi công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit của Anh nâng dự báo thêm 1,3% lên mức 7,4%.
Ngoài ra, cũng có một số tín hiệu lạc quan về thị trường nhà đất. Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu do Cục Điều tra dân số và Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị Mỹ công bố ngày 26/1 cho thấy doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 12/2021 đã tăng 12%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.
Tỷ lệ bán nhà mới được điều chỉnh theo mùa hằng năm đã tăng lên 811.000 căn trong tháng 12, tăng từ mức 725.000 căn trong tháng 11/2021.
Tuy nhiên, triển vọng cho thị trường nhà ở là không chắc chắn do giá vật liệu xây dựng đắt đỏ, tình trạng thiếu lao động và lãi suất thế chấp gia tăng. Nhà kinh tế Yelena Maleyev của Grant Thornton phân tích, sự thiếu hụt đáng kể về vật liệu, đất đai và lao động đang cản trở các nhà xây dựng.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ và giá nhà đã tăng liên tục trong nhiều năm. Việc xây dựng chậm lại, chuỗi cung ứng gặp khó khăn, tình trạng thiếu gỗ xẻ và các trở ngại khác liên quan đến đại dịch đã ngăn cản các nhà xây dựng xử lý lượng hàng tồn kho lớn.
Trong khi đó, việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thế chấp có thể loại nhiều nhà đầu tư tiềm năng./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Có phải Mỹ đối mặt với một thị trường chứng khoán "siêu bong bóng"?
10:35' - 27/01/2022
Lĩnh vực công nghệ đã dẫn dắt thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ trong đại dịch COVID-19 vào năm 2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ công bố số lượng vaccine chia sẻ với toàn cầu
08:03' - 27/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 26/1 thông báo Mỹ đã chia sẻ 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 với toàn cầu.
-
Ngân hàng
Mỹ: Fed quyết định giữ lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25%
07:43' - 27/01/2022
Ngày 26/1, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định giữ mức lãi suất ở mức gần bằng 0%, song cho biết sẽ sớm tăng chi phí đi vay sau một năm lạm phát gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đà suy thoái ở Mỹ và Trung Quốc có thể mạnh hơn dự kiến trong năm 2022
07:00' - 27/01/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra cảnh báo rằng sự suy thoái ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ mạnh hơn dự kiến trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00'
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.
-
Thị trường
Mỹ lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn
14:33' - 14/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Thị trường
Giá tôm tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg
10:39' - 13/05/2025
Giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở thị trường tỉnh Trà Vinh hơn một tuần nay tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
-
Thị trường
Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng thu hoạch dự kiến tăng khoảng 30%
11:33' - 12/05/2025
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm 20%
12:47' - 11/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Xuất khẩu tổ yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
16:26' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.