Mỹ "thờ ơ" với nhiều tổ chức đa phương ở châu Á
Bài viết cho rằng việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thờ ơ với các thiết chế đa phương ở châu Á như Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... đang tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Dưới đây là nội dung bài phân tích:
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo trọng tâm mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và điều này vẫn được biết đến như hành động "xoay trục sang châu Á" của Mỹ.
Điểm cốt lõi trong chiến lược của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tăng cường sự can dự của Mỹ ở khu vực này là cam kết đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực.
Từ quyết định tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á trong những ngày đầu tiên của Chính quyền cho đến việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do mang tên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những tháng cuối cùng còn tại nhiệm, ông Obama tin rằng Mỹ có thể duy trì các lợi ích của mình thông qua việc tăng cường các tổ chức khu vực.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất ở Bali vào năm 2011 và tiếp tục tham dự diễn đàn này vào các năm sau đó, ngoại trừ năm 2013 khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời.
Vào tháng Mười năm nay, Tổng thống Donald Trump đã đặt dấu chấm hết cho cách tiếp cận này. Với quyết định cử một quan chức bậc trung trong nội các tới tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, ông Trump đã cho thấy rằng các tổ chức đa phương không có vị trí nào trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà nhà lãnh đạo này thường đề cập. Đây là năm thứ ba liên tiếp Tổng thống Trump không tham dự diễn đàn này.
Tất nhiên, việc Tổng thống Trump thờ ơ với chủ nghĩa đa phương đã thể hiện ngay từ những ngày đầu ông nhậm chức.
Bằng quyết định rút Mỹ khỏi TPP và thông báo rằng Mỹ sẽ chỉ tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương, đồng thời bác bỏ việc bổ nhiệm các thành viên mới cho cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chính quyền của ông Trump đã đi ngược lịch sử 75 năm ủng hộ thương mại đa phương của lưỡng đảng ở Mỹ.
Chỉ một tuần sau khi từ chối tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo quyết định chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Không có bất cứ đâu mà quan hệ đa phương lại quan trọng hơn ở khu vực Đông Á. Để đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, các nước trong khu vực này rất muốn tìm kiếm các chiến lược để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Các thỏa thuận đa phương có hiệu quả cho phép họ kháng cự trước chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc mà không bị ép buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Được dẫn dắt bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong ba thập kỷ qua, khu vực này đã xây dựng nhiều thỏa thuận mới, giải quyết hàng loạt các vấn đề, từ chính trị và các vấn đề xuyên quốc gia như y tế công và năng lượng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á cho đến các vấn đề an ninh tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Á và thương mại tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và hiệp định TPP.
Một số ý kiến cho rằng kết quả mà các tổ chức này mang lại vẫn còn khiêm tốn, trong đó đáng chú ý nhất là TPP. Các hội nghị này vẫn bị đanh giá chỉ là một cuộc trình diễn.
Những người theo thuyết duy thực cho rằng việc tham gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế không hoặc hầu như không tác động tác động tới việc các nhà nước hành động như thế nào trong thực tế. Chắc chắn rằng chỉ tham gia vào các hội nghị thượng đỉnh không đảm bảo một cam kết thực chất cho khu vực này.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khu vực đang tìm cách phán đoán ý định của Mỹ thường coi các quyết định này là một dấu hiệu cho các ưu tiên của Mỹ.
Không có sự tham gia của Mỹ, các thỏa thuận này không có cơ hội tạo ra phương án thay thế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc, và không có gì đảm bảo chắc chắn rằng khi phải đối mặt với sự lựa chọn sống còn, các nước này sẽ đứng về phía Mỹ.
Hội nghị Cấp cao Đông Á là một phương tiện cực kỳ hữu ích cho sự can dự của Mỹ. Đó là hội nghị khu vực duy nhất có sự tham gia rộng rãi của nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và tất cả các đồng minh chủ chốt của Mỹ cũng như Trung Quốc và Nga.
Các hội nghị này không chỉ mang lại cơ hội để thảo luận về hàng loạt các vấn đề cấp bách của khu vực mà còn là nơi diễn ra các cuộc gặp cá nhân giữa Tổng thống Mỹ và các đối tác quan trọng.
Việc Mỹ không quan tâm tới các thiết chế đa phương khu vực là một mối đe dọa cho sự tồn tại của các thiết chế này. Bên cạnh đó, quyết định gần đây của Ấn Độ không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy rằng không chỉ có Mỹ theo chủ nghĩa đơn phương.
Có thể quá nhiều khi hy vọng rằng Chính quyền của ông Trump sẽ xem xét lại cái giá của các tiếp cận bất cẩn của mình đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực.
Tuy nhiên, các đồng minh và đối tác của Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các nỗ lực này trong lúc sử dụng ảnh hưởng của họ ở Washington để ủng hộ cho sự can dự lớn hơn của Mỹ. Vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong việc thúc đẩy Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một ví dụ điển hình.
Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng có thể đóng vai trò bằng cách gia tăng tiếng nói ủng hộ sự tham gia cấp cao của Mỹ vào các thiết chế này và cử các phái đoàn cấp cao tới các hội nghị khu vực quan trọng.
Việc xây dựng các thiết chế hiệu quả ở châu Á-Thái Bình Dương đang là một thách thức lớn, nhưng mọi nỗ lực để duy trì các thiết chế này là “thuốc giải” cực kỳ quan trọng cho sự cạnh tranh Mỹ-Trung, vốn đang đe dọa hòa bình và thịnh vượng ở khu vực cực kỳ quan trọng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada nỗ lực thúc đẩy việc phê chuẩn NAFTA 2.0 tại Quốc hội Mỹ
12:18' - 27/11/2019
Theo tờ Globe & Mail, Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland dự kiến có chuyến công du Washington vào ngày 27/11 để đàm phán về phụ lục của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đi lên khi nhà đầu tư chờ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
09:51' - 27/11/2019
Phố Wall tiếp tục đà tăng trong phiên ngày 26/11 trong bối cảnh các nhà đầu tư dõi theo diễn biến cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
-
Kinh tế Thế giới
Vẫn còn bất đồng trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
08:02' - 27/11/2019
Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1", song vẫn còn 3 điểm bất đồng lớn nhất còn tồn đọng giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ được mời dự điều trần công khai điều tra luận tội
07:30' - 27/11/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phiên điều trần với tên gọi "Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald J. Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Lãi suất đang ở mức thuận lợi để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ
15:10' - 26/11/2019
Fed ngày 25/11 cho biết chính sách tiền tệ của nước này đang hướng tới tiếp tục giai đoạn thuận lợi đối với người lao động trong khi đưa tỷ lệ lạm phát trở về mức mà giới chức Mỹ mong muốn.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ-Trung điện đàm, nhất trí tiếp tục đàm phán
11:32' - 26/11/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 26/11 cho biết các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã điện đàm và nhất trí tiếp tục đàm phán hướng đến một thỏa thuận sơ bộ.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trước tín hiệu tích cực về đàm phán thương mại Mỹ-Trung
08:07' - 26/11/2019
Phiên 25/11, giá dầu tăng trước các thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ-Trung, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm đạt được thỏa thuận tạm thời để chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ với các thị trường châu Á
20:59' - 19/01/2025
Nhiệm kỳ hai Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ gây ra những biến động mạnh trên thị trường châu Á nhất là sau khi các đe dọa về thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế
17:39' - 19/01/2025
Bộ Môi trường Indonesia (KLH) cho biết sẽ chính thức ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế vào ngày 20/1, góp phần thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Gập ghềnh hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2025
17:07' - 19/01/2025
Theo các nhà phân tích, triển vọng xuất khẩu năm 2025 của Hàn Quốc khá ảm đạm, bởi sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc và biến động chính trị tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử D. Trump đến Washington, chuẩn bị cho lễ nhậm chức
13:21' - 19/01/2025
Dự kiến, ngày 19/1, tức một ngày trước lễ nhậm chức, ông Trump sẽ tổ chức buổi mít tinh mừng chiến thắng.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt tại ASG có vai trò quan trọng để khai thác thị trường lẫn nhau
08:20' - 19/01/2025
Các doanh nghiệp tại Trung tâm Thương mại ASG có vai trò rất quan trọng để khai thác tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Ba Lan để khai thác hiệu quả thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh nguy cơ vỡ nợ
16:33' - 18/01/2025
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" vào tuần tới nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có FTA đầu tiên với châu Âu
14:00' - 18/01/2025
Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, và Thái Lan sẽ ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại thị trấn Davos của Thụy Sĩ vào ngày 23/1.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới
18:28' - 17/01/2025
Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới Huajiang Grand Canyon ở phía Tây Nam tỉnh Quý Châu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
17:47' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã chính thức đề nghị Tòa án quận Tây Seoul ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.