Mỹ - Trung "đình chiến" thương mại: Có nên vội mừng? (Phần 1)
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” số ra ngày 20/5 đăng bài viết với tựa đề “Trung Quốc, Mỹ cùng hưởng lợi với thỏa thuận đình chiến thương mại” sau khi Bắc Kinh và Washington ra tuyên bố chung cam kết sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu thâm hụt thương mại một cách đáng kể giữa hai quốc gia.
Theo tuyên bố chung này, Trung Quốc đã đồng ý tăng cường đáng kể mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao. Điều này cũng sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ.
Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời đạt được sự đồng thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại về hàng hóa sản xuất và dịch vụ.
Đằng sau thỏa thuận "đình chiến" thương mại…
Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc, đồng thời là Trưởng phái đoàn đại biểu Trung Quốc tới Mỹ thương thảo về vấn đề va chạm thương mại Trung - Mỹ, cho biết đây là một chuyến thăm tích cực, thiết thực, mang tính xây dựng và hiệu quả cao, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung về việc phát triển mối quan hệ thương mại Trung - Mỹ tích cực và lành mạnh.
Lý do quan trọng dẫn đến những kết quả tích cực đạt được trong chuyến đi này là trước đó các nhà lãnh đạo hai nước (Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump) đã đạt được những nhận thức chung quan trọng, nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nhu cầu của nhân dân hai nước và toàn thế giới.
Theo các số liệu thống kê của Trung Quốc, thặng dư thương mại hàng hóa của nước này với Mỹ đã lên tới con số 275,8 tỷ USD trong năm 2017, trong khi số liệu thống kê của Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc đã tăng lên mức cao là 375,2 tỷ USD trong năm 2017 - chiếm khoảng một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ.
Do đó, rất khó để duy trì một cơ chế thương mại song phương mất cân bằng như vậy. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung hiện vẫn đang tiếp tục nới rộng, cho dù Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực giảm thiểu con số này trong nhiều năm qua. Đặc biệt, thâm hụt giữa hai nước đã tăng hơn 20 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2017.
Theo bài viết trên “Thời báo Hoàn Cầu”, nếu hai nước hợp tác với nhau để duy trì các mối quan hệ thương mại ổn định, thì quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên mạnh hơn nhiều, và cả hai bên đều có thể được hưởng lợi từ cơ chế hợp tác cùng thắng này.
Hiện nay, cả hai nước đều cần phải tìm ra phương cách để đạt được sự cân bằng này. Washington hy vọng sẽ tối đa hóa lợi ích của Mỹ trong quá trình này, trong khi Trung Quốc khẳng định rằng việc mở rộng hoạt động nhập khẩu của Mỹ cần phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế và xã hội trong nước.
Phía Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ giảm thâm hụt thương mại theo phương thức kinh tế được hoạch định trước đó, trong khi Trung Quốc lại khẳng định rằng mục tiêu này cần phải đạt được thông qua quá trình thị trường hóa để tạo ra cán cân thương mại. Trung Quốc cho rằng để giảm thiểu thâm hụt thương mại của Mỹ, thì Washington cần phải mở cửa hơn nữa thị trường trong nước đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Các sản phẩm của Mỹ phải đáp ứng được những kỳ vọng của thị trường Trung Quốc để kích thích các hoạt động mua sắm của Trung Quốc. Đây là điểm mấu chốt đằng sau tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Xuất phát từ quan điểm này, thỏa thuận được ký giữa hai bên đã tuân thủ theo nguyên tắc cùng thắng. Mỹ sẽ có cơ hội giảm thiểu thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ đạt được sự nhất quán trong việc mua hàng hóa của Mỹ để mang lại lợi ích cho sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân Trung Quốc. Washington đã cam kết phá bỏ sự kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc, qua đó sẽ làm đa dạng hóa các kênh nhập khẩu năng lượng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Phía Mỹ cũng sẽ bán nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn nữa cho Trung Quốc - điều này cũng tương đương với việc “xuất khẩu” công nghệ và sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo Mỹ: Quan chức Mỹ - Triều Tiên có kế hoạch gặp nhau tại Singapore
08:02' - 24/05/2018
Báo Washington Post đưa tin giới chức Mỹ đang lên kế hoạch tới Singapore vào cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Đăng cai thượng đỉnh Mỹ-Triều thể hiện sức mạnh mềm của Singapore
06:30' - 24/05/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Singapore, mà còn chứng tỏ sự thành công trong chính sách đối ngoại cũng như sức mạnh "mềm" của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé.
-
Kinh tế Thế giới
Thế kẹt của Hàn Quốc giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 24/05/2018
Xét trên quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và hai đối tác lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chắc chắn sẽ chịu tác động không nhỏ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đề ra hướng đi mới trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
20:50' - 23/05/2018
Ngày 23/5, Tổng thống Donald Trump đã đề ra hướng đi mới trong cho các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mỹ, Trung Quốc đạt thỏa thuận sơ bộ giải cứu ZTE
07:45' - 23/05/2018
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để tránh cho hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc rơi vào nguy cơ phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn số lớn của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore
05:30' - 23/05/2018
Tờ Le Monde của Pháp nhận định rằng vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa những tuyên bố của Triều Tiên và yêu cầu của Mỹ về việc Bình Nhưỡng phải phá hủy toàn bộ cơ sở hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.