Mỹ và Argentina rút khỏi WHO: Những hệ lụy
Ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp rút Mỹ ra khỏi nhiều tổ chức và nền tảng đa phương, trong đó có việc ngừng tham gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tiếp nối sau đó, Argentina ngày 5/2/2025 cũng tuyên bố đưa nước này rút khỏi WHO. Những động thái này đang đặt ra thách thức lớn đối với WHO, có thể làm giảm khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của WHO trước các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và đại dịch trên toàn cầu.
Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO
Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhấn mạnh các khoản đóng góp từ Mỹ là "quá lớn và không công bằng".
Trong sắc lệnh hành pháp được tổng thống Trump ban hành đã yêu cầu các cơ quan tạm dừng chuyển giao bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào cho WHO, đồng thời rút nhân viên khỏi các dự án hợp tác với tổ chức này. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng WHO đã xử lý sai đại dịch COVID-19 và các cuộc khủng hoảng y tế quốc tế khác. WHO đã không hành động độc lập trước "ảnh hưởng chính trị không phù hợp của các quốc gia thành viên" và đòi Mỹ "thanh toán một cách bất công" mà không cân xứng với số tiền do các quốc gia lớn hơn khác đóng góp, chẳng hạn như Trung Quốc.
Động thái trên có nghĩa là Mỹ sẽ rời khỏi cơ quan y tế của Liên hợp quốc - WHO - trong vòng 12 tháng và ngừng mọi đóng góp tài chính cho cơ quan này. Mỹ hiện là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 14% tổng kinh phí. Ngân sách 2 năm gần đây nhất của WHO, cho giai đoạn 2024-2025, là 6,8 tỷ USD.
Không chỉ tuyên bố rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau khi nhậm chức ngày 20/1/2025 đến nay còn đưa Mỹ ngừng tham gia một loạt cơ quan của Liên hợp quốc như: Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; đình chỉ tài trợ cho Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA); rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trước việc Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO, tổ chức này cho biết lấy làm tiếc về quyết định rút lui của Mỹ, đồng thời kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét lại quyết định này. WHO cảnh báo việc mất đi khoản tài trợ của Mỹ sẽ làm suy yếu khả năng ứng phó của tổ chức này trước các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu như các đợt bùng phát dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp khác.
Sau Mỹ, Argentina cũng rút khỏi WHO
Tiếp nối sau động thái của Mỹ, ngày 5/2/2025, Chính phủ Argentina cũng đưa ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việc này sẽ chính thức có hiệu lực khi Tổng thống Javier Milei ký sắc lệnh thông qua. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Argentina Manuel Adorni khẳng định, với quyết định rút khỏi WHO, Buenos Aires đang hướng tới một quốc gia có chủ quyền trong các vấn đề về y tế. Người phát ngôn cho biết quyết định của Argentina được đưa ra do những bất đồng sâu sắc liên quan đến cách thức quản lý y tế và ứng phó của WHO, đặc biệt trong suốt thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.
Cũng theo người phát ngôn, Argentina đã không nhận được tài trợ từ WHO, do đó quyết định rời khỏi tổ chức này không ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ y tế. Việc rút khỏi WHO sẽ giúp Argentina linh động hơn trong việc thực hiện các chính sách phù hợp với hoàn cảnh trong nước, đồng thời đảm bảo huy động những nguồn lực lớn hơn.
Hiện WHO chưa bình luận về động thái này của Argentina.
Những hệ lụy
Nhìn lại lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra đời vào ngày 7/4/1948 với sứ mệnh lịch sử là giúp phòng ngừa dịch bệnh (sau Chiến tranh Thế giới thứ II), xây dựng hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ xứng đáng với con người. WHO là một trong những tổ chức của Liên hợp quốc, tự chủ về pháp lý, tài chính và tổ chức. WHO hiện có 194 thành viên.
Sau 77 năm, WHO đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên lĩnh vực y tế như xóa bỏ bệnh đậu mùa năm 1979, xây dựng và thông qua Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, giảm 99% số ca mắc bệnh bại liệt năm 2006 so với năm 1956, ngăn ngừa và kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch SARS (2003), cúm gia cầm (2009), Ebola (2014)... Cũng nhờ WHO mà Liên hợp quốc công nhận quyền của người dân được chăm sóc y tế thỏa đáng là một trong những quyền con người. Bước chuyển về chất của WHO là việc xác lập sứ mệnh không chỉ ngăn ngừa và xóa sổ đại dịch bệnh trên thế giới mà còn đưa ra nội hàm mới cho khái niệm "Y tế và sức khỏe", cụ thể là bao gồm phòng ngừa dịch bệnh và bệnh tật, tư vấn y tế, tuyên truyền giải thích về y tế và sức khỏe, chữa bệnh và xây dựng hệ thống y tế hoạt động hiệu quả ở mọi nơi trên thế giới. Qua đó có thể thấy, vai trò của WHO với trong công cuộc đẩy lùi đại dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người dân trên toàn cầu là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, những năm gần đây, khi chủ nghĩa đa phương bị xói mòn, vai trò của WHO cũng có dấu hiệu suy giảm.Năm 2020, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Donald Trump đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với WHO hồi tháng 5/2020 và bắt đầu tiến trình đưa Mỹ rút khỏi WHO vào tháng 7/2020. Tổng thống Trump khi đó cáo buộc WHO đã hỗ trợ nỗ lực của Trung Quốc nhằm che giấu về nguồn gốc của COVID-19. Khi đó, WHO kiên quyết phủ nhận cáo buộc này và cho biết họ tiếp tục gây sức ép buộc Bắc Kinh chia sẻ dữ liệu để xác định liệu COVID-19 có xuất hiện do tiếp xúc giữa người với động vật bị nhiễm bệnh hay do nghiên cứu các loại virus tương tự trong phòng thí nghiệm trong nước.
Sau đó, khi tổng thống Joe Biden lên nắm quyền vào đầu năm 2021, với tuyên bố đưa "nước Mỹ trở lại", ông đã đưa Mỹ quay trở lại WHO, đồng thời tài trợ tiền cho chương trình phân phối vaccine của WHO.
Tuy nhiên, sự đảo ngược chính sách một lần nữa lại diễn ra từ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng và trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ nhiệm kỳ 2025-2028. Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1/2025, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới, nhấn mạnh các khoản đóng góp từ Mỹ là "quá lớn và không công bằng".
Theo các nhà phân tích, những chính sách đảo ngược của tổng thống Trump không quá gây bất ngờ. Bởi ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump, khi đó là tổng thống thứ 45, cũng đã đưa Mỹ rời khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Hội đồng Nhân quyền, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngừng tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Hiệp ước Bầu trời mở, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)... Lần này, tổng thống Trump cũng lấy lý do các tổ chức hoặc thỏa thuận nêu trên "không công bằng, gây bất lợi cho Mỹ", lập luận rằng Nhà Trắng sẽ theo đuổi các lợi ích quốc gia riêng biệt của nước Mỹ để chấm dứt tham gia trong một loạt cơ chế đa phương.
Việc Mỹ rút khỏi WHO, các chuyên gia cho rằng động thái này có thể khiến công tác ứng phó đại dịch trong tương lai của WHO trở nên khó khăn hơn, nhất là vấn đề tài chính. Trong giai đoạn 2024-2025, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, với số tiền ước tính là 988 triệu USD, chiếm khoảng 14% trong tổng ngân sách 6,9 tỷ USD của WHO. Giới chuyên gia lo ngại, việc mất đi nguồn ngân sách từ Mỹ có thể làm giảm khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của WHO trước các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và đại dịch trên toàn cầu.
Lâu nay, vấn đề tài chính luôn là bài toán nan giải của WHO trong nhiều thập niên. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nhấn mạnh, nguồn ngân sách không ổn định là một trong những nguyên nhân chính khiến hoạt động của WHO chưa thật sự hiệu quả và thiếu linh hoạt trong ứng phó các cuộc khủng hoảng y tế bất thường. Trong bối cảnh đó, sự rút lui của Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất, đóng góp tới khoảng 14% tổng ngân sách hoạt động của WHO, có thể khoét sâu thêm lỗ hổng tài chính, khiến tổ chức đối mặt nguy cơ không thể duy trì các dự án y tế quy mô lớn, cũng như giảm khả năng ứng phó linh hoạt trước các tình huống khẩn cấp. Nhiều nhà khoa học cũng lo ngại, bước đi này có thể kéo lùi những tiến bộ đã đạt được trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm như AIDS, sốt rét và bệnh lao, đồng thời làm suy yếu khả năng phòng vệ của thế giới trước những đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm mới.
Chưa kể, cùng với Mỹ, việc Argentina rút khỏi WHO cũng khiến WHO mất thêm một quốc gia thành viên, đặt ra nguy cơ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu. Mặc dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho ngân sách ước tính 6,8 tỷ USD của WHO trong giai đoạn 2024-2025, song nếu động thái này có thể gây thêm hiệu ứng khiến có thêm nhiều quốc gia khác rút lui khỏi WHO thì uy tín của tổ chức này với tư cách là cơ quan y tế toàn cầu duy nhất thực sự có thể bị ảnh hưởng.
Ở chiều ngược lại, việc Mỹ hay Argentina rút khỏi WHO cũng gây đe dọa an ninh quốc gia cho hai quốc gia này. Vì khi không có sự hợp tác kịp thời và chặt chẽ với các quốc gia khác, Mỹ và Argentina sẽ thiếu đi sự đánh giá toàn diện về những đợt bùng phát dịch bệnh và hỗ trợ quản lý ứng phó. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nhấn mạnh: "Điểm mấu chốt là việc rút khỏi WHO sẽ khiến người Mỹ và thế giới kém an toàn hơn".
- Từ khóa :
- Mỹ
- Argentina
- WHO
- Tổ chức Y tế thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Argentina tuyên bố rút khỏi WHO
08:58' - 06/02/2025
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Argentina Manuel Adorni tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và khẳng định với quyết định này.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định rút lui
09:03' - 04/02/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác các lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để rút Mỹ khỏi WHO.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
10:32' - 21/01/2025
Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hơn 20% số công ty Đức đang nhắm tới Đông Âu
06:30'
“Trước đây, nhiều nước Trung và Đông Âu chỉ được coi là nơi làm việc thêm. Bây giờ thì khác rồi. Ví dụ, Ba Lan rất mạnh về lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số”, chuyên gia nhấn mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và quy mô
05:30'
Các loại tấn công mạng này làm tê liệt những chức năng liên lạc bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai ảm đạm của đồng euro
06:30' - 07/02/2025
Theo quan điểm của nhà quản lý quỹ nổi tiếng người Đức, Jens Ehrhardt, xung đột thương mại sắp xảy ra sẽ gây bất lợi cho cổ phiếu công nghệ Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn với ngành nông nghiệp Australia
05:30' - 07/02/2025
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang khiến xuất hiện nhiều các sản phẩm rau củ quả bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Hành trình đầy biến động của TikTok tại Mỹ
06:30' - 06/02/2025
Trong khi các phương tiện truyền thông phương Tây dường như đang bị ám ảnh bởi sự xuất hiện bất ngờ của DeepSeek vào ngày 20/1, thì tranh cãi xung quanh TikTok vẫn chưa lắng xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu ngành công nghiệp chip có tiếp tục tăng trưởng sau cú sốc DeepSeek?
05:30' - 06/02/2025
Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner vừa công bố nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của ngành công nghiệp chip vào trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều hệ lụy từ “cuộc chiến” thuế quan
17:01' - 05/02/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng phát động “cuộc chiến” thuế quan được dự báo sẽ tác động trực tiếp tới chính nền kinh tế số 1 thế giới và toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua AI toàn cầu – Bài cuối: Cuộc chơi đuổi bắt
06:30' - 05/02/2025
Theo bài viết đăng tải trên tờ Financial Times, Trung Quốc đang đứng trước thời điểm bước ngoặt, có khả năng bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua AI toàn cầu – Bài 1: “Ngôi sao đang lên” DeepSeek
05:30' - 05/02/2025
Mô hình của DeepSeek có thể dùng để giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp và hoạt động ngang bằng với phần mềm tiên tiến từ những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.