Năm 2020 - khởi điểm của những khó khăn thực sự đối với kinh tế Trung Quốc?
Trong một bài phát biểu gần đây, chuyên gia kinh tế trưởng Cao Thiện Văn của Công ty chứng khoán Essence cho rằng 10 năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào kỷ nguyên “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”. Quan điểm này đã gây ra không ít tranh luận, những đó có thể là tiếng chuông cảnh báo cho những khó khăn trong tương lai của kinh tế Trung Quốc mà năm 2020 có thể là khởi điểm.
Tờ Economic Journal dẫn nhận định của ông Cao Thiện Văn cho rằng vòng giảm tốc tăng trưởng kinh tế lần này của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Quá trình suy giảm này sẽ tiếp tục trong vài năm và không có nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc vượt qua mức 5%.Ông Cao Thiện Văn nhận xét tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc trong giai đoạn 2020-2030 sẽ ở dưới ngưỡng 5% và điều cần phải lo lắng là liệu tăng trưởng có đạt trên mốc 4% hay không. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực tương đối lớn để có thể “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”.
Đương nhiên, ông Cao Thiện Văn không nói rằng năm 2020, Trung Quốc sẽ phải lao vào cuộc chiến “bảo vệ mốc tăng trưởng 4%, cố gắng đạt mức 5%”, mà muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo về khả năng 10 năm tới, đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn trong xu thế suy giảm.Trên thực tế, sau khi Trung Quốc chính thức công bố tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 6%, dù là mức thấp nhất trong hơn 27 năm, nhưng cũng gây ra không ít nghi ngờ. Trong giới chuyên gia thị trường, có người cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế quý III/2019 của Trung Quốc chỉ khoảng 5%, thậm chí còn thấp hơn.
Theo những người ủng hộ quan điểm nêu trên, chỉ cần nhìn vào những số liệu do chính Trung Quốc công bố là có thể phát hiện sự thiếu chuẩn xác về con số tăng trưởng kinh tế của nước này. Thống kê chính thức của Trung Quốc cho thấy lũy kế đầu tư tài sản cố định tháng Chín năm ngoái của nước này đạt khoảng 48.000 tỷ NDT còn tháng Chín năm nay vào khoảng 46.000 tỷ NDT.Như vậy, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định thực tế của Trung Quốc là -4,6%, nhưng con số được công bố lại là tăng 5,4%. Số liệu không khớp như vậy đủ cho thấy tình hình thực tế của kinh tế Trung Quốc còn tệ hơn những gì mà Bắc Kinh mô tả.
Chuyên gia kinh tế Phan Hướng Đông cũng chỉ rõ đà suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn kéo dài hơn nữa bởi các nhân tố khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đi xuống tới nay vẫn chưa có sự thay đổi.Cụ thể, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những di chứng do chính sách kích thích kinh tế sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 để lại, hiện nay vẫn phải không ngừng nỗ lực để loại bỏ tác dụng phụ mà nó gây ra như loại bỏ đòn bẩy tài chính, xử lý hậu quả thúc đẩy cho vay ngang hàng (P2P) hay chỉnh đốn quy mô nợ địa phương…
Tất cả đều gây ra bởi chính sách kích thích kinh tế và mở cửa tài chính trước đây. Việc xử lý sẽ phải tiếp tục, liên lụy đến phát triển kinh tế.
Năm 2020, ngoài việc việc phải tiếp tục nỗ lực xử lý các vấn đề trong nước nêu trên, Trung Quốc còn phải đối mặt với các thách thức từ bên ngoài, trong đó nổi bật là mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.Do kết quả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung rất khó có thể dự đoán, không ít chuyên gia kinh tế đã loại bỏ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại khi đưa ra dự đoán về kinh tế năm 2020. Nói cách khác, nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung đổ vỡ, cuộc chiến thương mại leo thang căng thẳng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2020 sẽ còn yếu hơn, có thể thấp hơn 5,5%.
Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc còn chịu tác động từ vấn đề nhu cầu thế giới giảm xuống. Ngày 3/12 vừa qua, công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes thuộc tập đoàn Allianz công bố báo cáo chỉ rõ tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2019 của thế giới có thể rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 10 năm.Tổn thất của các nhà xuất khẩu có thể lên tới 420 tỷ USD, trong đó Trung Quốc, Đức và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong đứng đầu danh sách bị tổn thất lớn nhất. Ngoại thương là một trong ba đầu tàu kéo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhu cầu bên ngoài đi xuống, đương nhiên, xuất khẩu Trung Quốc năm 2020 khó có triển vọng tốt đẹp.
Do vậy, theo tờ Economic Journal, những thách thức mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong năm 2020 vẫn nghiêm trọng. Muốn duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, Trung Quốc cần phải bắt tay cải cách kết cấu, nhưng đây không phải việc ngày một ngày hai có thể cho thấy kết quả, mà là một quá trình lâu dài, đầy gian khó và năm 2020 mới chỉ là khởi điểm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dỡ bỏ thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ
14:41' - 06/12/2019
Ngày 6/12, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ dỡ bỏ thuế đối với một phần đậu tương và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Mỹ: Đàm phán thương mại với Trung Quốc đang đi đúng hướng
10:40' - 06/12/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/12 tuyên bố hiện Mỹ đang có các cuộc gặp và thảo luận "thuận lợi" với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Các chủ nhà hàng Trung Quốc xoay xở với "bão" giá thịt lợn
18:24' - 04/12/2019
Mặc dù nhập khẩu thịt lợn được đẩy mạnh trong năm nay, nhưng có thể không đáp ứng được nhu cầu trong nước và Trung Quốc chỉ có một lượng nhỏ thịt đông lạnh trong kho dự trữ quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự báo ở mức 6,1% trong năm 2020
21:55' - 30/11/2019
Theo báo cáo Triển vọng Tài chính và Kinh tế 2020 của Viện nghiên cứu thuộc ngân hàng Bank of China, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ ở mức 6,1% trong năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét đánh thuế điện thoại, máy tính dù từng thông báo miễn trừ
22:04' - 13/04/2025
Hiện chưa rõ mức thuế cụ thể mà Mỹ dự kiến sẽ áp dụng đối với điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử.
-
Kinh tế Thế giới
Trải nghiệm "du lịch vòng quanh thế giới" tại EXPO 2025 Osaka
20:44' - 13/04/2025
Với chủ đề “Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta”, EXPO 2025 dự kiến kéo dài đến ngày 13/10.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay tư nhân rơi ở New York, Mỹ
17:21' - 13/04/2025
Tại thời điểm gặp nạn, trên máy bay có 6 người. Máy bay này dự kiến hạ cánh xuống sân bay hạt Columbia ở thành phố Hudson, cũng thuộc bang New York.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức năm 2025 có thể tiếp tục “giậm chân tại chỗ” vì rủi ro thương mại
09:27' - 13/04/2025
Các viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức cảnh báo thuế quan của Mỹ, đặc biệt đối với các kim loại như thép và nhôm, có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
08:02' - 13/04/2025
Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng đối với hơn 75 đối tác thương mại, trừ Trung Quốc, trong 90 ngày; Giá vàng thế giới phá ngưỡng 3.200 USD/ounce... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Điện thoại thông minh, hàng điện tử công nghệ được miễn áp thuế
22:03' - 12/04/2025
Một số sản phẩm điện tử và công nghệ cao nhập khẩu vào Mỹ sẽ nằm trong danh sách được miễn áp thuế theo chính sách thuế quan mới được chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia
21:51' - 12/04/2025
Trong một phát biểu với báo giới trên chuyên cơ Không lực 1 ngày 12/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể miễn trừ thuế đối ứng đối với một số quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết bảo vệ hệ thống thương mại đa phương
21:51' - 12/04/2025
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định cam kết của Trung Quốc trong việc bảo vệ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao trùm, minh bạch và không phân biệt đối xử.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%
17:01' - 12/04/2025
Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.