Năm 2020: Năm khởi đầu của “Thế kỷ châu Á”
Dự báo năm 2020, quy mô kinh tế châu Á sẽ lần đầu tiên vượt qua phần còn lại của thế giới và nếu kinh tế châu Á tăng trưởng yếu đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 không loại trừ khả năng sẽ giảm khoảng 2/3.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong các báo cáo cập nhật mới nhất, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 và năm 2020.
Khu vực châu Á không phải là ngoại lệ. Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới được IMF công bố hồi tháng 10/2019 đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của châu Á từ 5,4% xuống 5% và năm 2020 từ 5,4% xuống 5,1%.
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ hồi năm 2008.
Theo ông Jonathan Ostry, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, trong bối cảnh kinh tế châu Á có độ mở lớn, lệ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư, sự đi xuống trên phương diện thương mại, đầu tư và chế tạo… sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á giảm mạnh.
Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất và trở thành động lực trọng yếu, đóng góp tới trên 2/3 tổng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Standard Chartered hồi tháng 12/2019 cũng đưa ra báo cáo nhận định: Châu Á là nguồn đóng góp lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu.
Nếu kinh tế châu Á xảy ra bất cứ sự lây nhiễm “cảm cúm” nào, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm 2/3 mà không có bất kỳ triển vọng nào bởi theo ước tính của Standard Chartered, đóng góp của châu Á, trừ Nhật Bản, vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt 69% vào năm 2020, bao gồm 39% từ Trung Quốc và 30% còn lại đến từ các quốc gia châu Á khác, trừ Nhật Bản.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ chỉ đóng góp 9% và tỉ lệ này của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) là 3%.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu David Mann của Standard Chartered, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vừa phải và ổn định trong năm 2020 với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 3,3%, cao hơn một chút so với mức dự kiến 3,1% của năm 2019.
Đáng chú ý, châu Á sẽ trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu không có động lực châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ đạt 1%.
Standard Chartered cho rằng có 4 nguyên nhân giúp kinh tế châu Á trở thành bệ đỡ, mang tới viễn cảnh tươi sáng hơn cho kinh tế toàn cầu.
Đó là tác động tích cực từ các biện pháp nới lỏng tiền tệ mà nhiều nước châu Á đã thực thi trong năm 2019; trợ lực từ môi trường tài chính của Trung Quốc và Ấn Độ đối với kinh tế; môi trường thương mại năm 2020 dự báo sẽ tốt hơn năm 2019, đặc biệt là khả năng cải thiện môi trường hoạt động của ngành điện tử; cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2020 được kỳ vọng sẽ đón nhận thông tin tích cực nhiều hơn so với năm 2019.
Đầu tháng 4/2019, tờ Thời báo Tài chính của Anh cho hay theo định nghĩa của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc, quy mô kinh tế châu Á năm 2020 sẽ lớn hơn tổng quy mô kinh tế của các khu vực khác trên thế giới.
Nếu dự đoán trên trở thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ thế kỷ 19, châu Á làm được điều này và đây thực sự là điều kỳ diệu, bởi năm 2000, GDP của châu Á mới chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu.
Như nhận định của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, châu Á đang nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động kinh tế toàn cầu cũng như là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế thế giới.
Người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh: “Trên thực tế, chúng ta đang trải qua cái mà nhiều người gọi là Thế kỷ châu Á”.
Cuối tháng 10/2019, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey cũng công bố báo cáo trong đó chỉ rõ nếu thế kỷ 19 được gọi là “Thế kỷ châu Âu hóa”, thế kỷ 20 là thế kỷ “Mỹ hóa” thì hiện nay là “Thế kỷ châu Á hóa”.
Cơ sở của nhận định trên là sự tăng trưởng liên tục về thị phần của châu Á trên phương diện thương mại, vốn, nhân lực, tri thức, giao thông, văn hóa, tài nguyên… của thế giới, thúc đẩy sự chuyển dịch trọng tâm toàn cầu về châu Á.
Cụ thể, thị phần thương mại hàng hóa của châu Á 10 năm trước chỉ chiếm 1/4 toàn cầu, nhưng nay đã tăng lên và chiếm gần 1/3.
Gần như cùng thời gian, số lượng hành khách châu Á sử dụng giao thông hàng không đã tăng từ 33% lên 40%, trong khi tỉ lệ vốn lưu thông ở châu Á đã tăng từ mức chỉ chiếm 13% lên 23% toàn cầu. Đáng chú ý, sự lưu thông về vốn đã trợ giúp các thành phố ở châu Á phát triển.
Ngoài ra, trong số 30 thành phố lớn nhất toàn cầu hiện nay, châu Á có 21 thành phố. Trong số 10 thành phố được du khách đến thăm nhiều nhất, châu Á chiếm 4 thành phố. Rất nhiều thành phố có độ nổi tiếng không cao ở châu Á giờ đây lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.
Ví dụ, tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao ở thủ đô Yangon của Myanmar đã đi từ con số 0 của năm 2007 lên 2,6 tỷ USD trong năm 2017; Thành phố Bekasi của Indonesia cũng đang trỗi dậy, trở thành trung tâm của ngành công nghiệp xe hơi và xe gắn máy, được mệnh danh là “Deitroit phiên bản xứ Vạn đảo”…
Dòng vốn đổ vào các quốc gia châu Á không chỉ đến từ ngoài khu vực, vốn đầu tư trong khu vực cũng đang thúc đẩy châu Á phát triển, giúp chuỗi cung ứng khu vực ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay có khoảng 60% hoạt động thương mại hàng hóa của châu Á đang diễn ra trong nội bộ khu vực. Quy mô huy động vốn và đầu tư ở châu Á cũng đang được tăng cường, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu vốn của các công ty khởi nghiệp trong khu vực.
Ngoài ra, khoảng 74% lao động lưu thông ở châu Á đang được thực hiện ngay trong khu vực, tạo ra hiệu ứng tích cực cho tiến trình nhất thể hóa châu Á.
Thế giới tiến vào “Thế kỷ châu Á” trước tiên là nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu căn cứ vào sức mua, Trung Quốc hiện chiếm 19% tổng lượng kinh tế toàn cầu, tăng hơn 2 lần so với mức 7% của năm 2000, còn Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với tổng lượng kinh tế lớn gấp 2 lần Đức hoặc Nhật Bản.
Bên cạnh đó, “Thế kỷ châu Á” còn được hình thành nhờ những đóng góp không nhỏ của các quốc gia vừa và nhỏ. Nếu căn cứ vào sức mua, năm 2020, Indonesia hy vọng trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và trước năm 2023 sẽ vượt qua Nga, trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới.
Việt Nam cũng là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á, tới năm 2023 dự kiến sẽ vượt qua nhiều quốc gia trong bảng xếp hạng kinh tế tính theo sức mua, trong đó có cả Bỉ và Thụy Sỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mạng 5G sẽ đóng góp gần 900 tỷ USD cho kinh tế châu Á trong 15 năm tới
19:47' - 30/06/2019
GSMA cho biết các nhà điều hành di động châu Á dự kiến sẽ đầu tư 370 tỷ USD để xây dựng mạng lưới 5G trong giai đoạn 2018-2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị mùa Xuân IMF-WB: Cảnh báo nguy cơ kinh tế châu Á giảm tốc
15:37' - 13/04/2019
Theo IMF, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn "tương đối ổn định", song nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng trong khu vực đã gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế châu Á đang trở lại chính sách tiền tệ nới lỏng
07:28' - 21/02/2019
Các ngân hàng trung ương từ Nhật Bản đến Australia đã chuyển hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: ADB hạ dự báo tăng tưởng kinh tế châu Á
12:34' - 26/09/2018
Các nước châu Á đang phát triển có thể tăng trưởng chậm hơn so với dự báo trước đây do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây nhiều thiệt hại đối với các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Cần có thời gian để xem xét đưa ra luật mới sau sự sụp đổ của các ngân hàng
15:47' - 23/03/2023
Theo ông Patrick McHenry, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ, vẫn còn quá sớm để biết có cần một luật mới sau vụ sụp đổ của ngân hàng Signature Bank và Silicon Valley Bank (SVB).
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu sau khi Fed tăng lãi suất
10:26' - 23/03/2023
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Choo Kyung-ho đã cảnh báo về nguy cơ bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng ngành ngân hàng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư
06:50' - 23/03/2023
Sự sụp đổ các ngân hàng tầm trung của Mỹ là SVB và Signature Bank, sau đó là ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về các cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB cảnh báo căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng Eurozone
20:35' - 22/03/2023
Những rối loạn tài chính gần đây có thể làm tăng thêm “các nguy cơ xấu” trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Bill Gates dự báo tương lai AI
20:16' - 22/03/2023
Tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, đã công bố một văn bản dài 7 trang với tiêu đề “Thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đã bắt đầu”.
-
Ý kiến và Bình luận
SNB dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm
08:36' - 22/03/2023
Giới chuyên gia nhận định Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB, ngân hàng trung ương) sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, tương tự với động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tuần trước.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy dễ bị tổn thương do tình trạng biến đổi khí hậu
08:17' - 22/03/2023
Italy là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trong khủng hoảng khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
50 năm quan hệ Việt Nam - Bỉ: Cầu nối của mối quan hệ hợp tác bền chặt
08:03' - 22/03/2023
Quan hệ Việt Nam và Bỉ trải qua 50 năm phát triển đã chuyển từ hợp tác nhân đạo thuần túy mở rộng thành quan hệ đối tác kinh tế và ngày càng hiệu quả.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Holzmann: ECB không nhất thiết phải nâng lãi suất thêm ba lần nữa
12:03' - 21/03/2023
Ông Robert Holzmann, thành viên Hội đồng thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngày 20/3 đã có quan điểm mềm mỏng hơn về lộ trình nâng lãi suất của ECB trong bối cảnh bất ổn tài chính.