Năm 2020, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 0,5 triệu tấn phân bón hữu cơ
Đó là những mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ diễn ra ngày 28/8 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những tín hiệu cho thấy mục tiêu trên là khả thi là năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phân bón hữu cơ.
Phân bón hữu cơ Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang 35 quốc gia. Khối lượng xuất khẩu cũng như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu liên tục tăng mạnh. Năm 2018, đã có 24 doanh nghiệp xuất khẩu với 86.000 tấn, tăng 7 lần so với 2015 và tăng 13,5% so với năm 2017.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ, "Việt Nam có tiềm năng về nguồn nguyên liệu lớn. Hướng xuất khẩu phân bón hữu cơ là một trong những mục tiêu mà chúng ta cần nhắm vào”.
Về nguồn nguyên liệu, chỉ tính riêng ngành nông nghiệp hằng năm thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, bã cây ngô, mía; hơn 25 triệu tấn các loại phân gia súc, gia cầm; 4,6 triệu tấn trấu; hơn 2,3 triệu tấn cám… Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều mỏ than bùn với khoảng 36.000 tấn. Đây chính là tiềm năng phế liệu và nguyên liệu làm phân hữu cơ to lớn nhưng chưa tận dụng hết được. Nếu giải quyết tốt nguồn phế thải trên sẽ góp phần rất lớn làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu, xuất khẩu nông sản sang 185 thị trường; trong đó có thị trường như: EU, Mỹ, Nhật Bản Hàn QUốc… có yêu cầu chặt chẽ về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn thực phẩm (Codex).
“Do đó, Việt Nam phải chuyển đổi sang một nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ làm một xu hướng tất yếu.”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.


Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam chỉ ra, không có phân bón hữu cơ đi trước thì không thể có một nền nông nghiệp hữu cơ hàng hóa.
Với sự nỗ lực cao từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, người dân, Việt Nam đã và đang tạo nên một nền tảng sản xuất hữu cơ. Điều này được thấy rõ qua, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành ở Việt Nam là 2.487 sản phẩm, tăng lên 3,5 lần so thời điểm tháng 12/2017. Cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với năm 2017.
Một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Quế Lâm, Tập đoàn Lộc trời, Tổng công ty Sông Gianh... đã hợp tác với nhiều địa phương trên cả nước để đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ; trong đó chuyển giao cho các hộ nông dân quy trình tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày làm phân bón hữu cơ tại chỗ. Nhờ đó, sản xuất phân bón hữu cơ tại nông hộ cũng phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.
Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô lớn, cho phép tạo ra các loại phân bón hữu cơ chất lượng tốt, ổn định, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn nguyên liệu sẵn có như: chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và các chất hữu cơ trong tự nhiên (rong biển, tảo biển...).
Do vậy, công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng lên rõ rệt. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đạt 1,19 triệu tấn, cao hơn 0,12 tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017. Mặc dù vậy, số lượng và sản phẩm phân bón hữu cơ vẫn còn khiêm tốn, chiếm 11,6 % so với phân bón vô cơ.
Tuy nhiên, những kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Hiện các nhà máy mới sản xuất đạt khoảng 2 triệu tấn so với 3,5 triệu tấn công suất tổng công suất. So với nhu cầu của 15 triệu ha cây trồng thì sản lượng này vẫn còn rất thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách bằng cách cụ thể hóa Luật Trồng trọt. Bên cạnh đó, các quy chuẩn, tiêu chuẩn còn thiếu; cơ chế chính sách chưa đủ rõ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Việc xây dựng mô hình chưa trở thành đại trà.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, để kiểm soát chất lượng phân bón hữu cơ từ tháng 3/2018 đến nay đã có thêm 7 tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam (TCVN) được ban hành, nâng tổng số TCVN lên 31 TCVN.
Cục Bảo vệ thực vật cũng đã xây dựng và hoàn tất thủ tục để trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng phân bón (QCVN 01-199:2018). Dự kiến cuối năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình ban hành quy chuẩn này./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tiêu thụ phân bón dự báo còn khó khăn
17:12' - 23/08/2019
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thị trường phân bón thời gian cuối tháng 7 và đầu tháng 8 suy yếu do nhiều địa phương đã xuống giống vụ Thu Đông 2019.
-
Doanh nghiệp
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu
21:09' - 19/08/2019
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu (ER01.SG06).
-
Doanh nghiệp
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ kiến nghị về thuế VAT cho phân bón
15:54' - 08/05/2019
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp sẽ tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp về thuế VAT cho phân bón để hoàn thành báo cáo kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ
19:13' - 18/05/2022
Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.
-
Thị trường
70 doanh nghiệp tham gia Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội lần thứ 2
18:19' - 18/05/2022
Chiều 18/5, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội lần thứ 2 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ.
-
Thị trường
Nestle hỗ trợ Mỹ khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung sữa trẻ em
15:53' - 18/05/2022
Tập đoàn Nestle sẽ chuyển sữa bột trẻ em từ Thụy Sỹ và Hà Lan tới Mỹ để bù đắp tình trạng thiếu mặt hàng này tại đây.
-
Thị trường
EU và Hungary đàm phán tài chính liên quan việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga
10:27' - 18/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) và Hungary đang đàm phán về hỗ trợ tài chính để Budapest từ bỏ việc phủ quyết lệnh cấm vận của khối này đối với dầu mỏ của Nga.
-
Thị trường
Giá nhập khẩu của Hàn Quốc lần đầu tiên giảm
09:06' - 18/05/2022
Số liệu sơ bộ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá nhập khẩu của nước này lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm 2022 đến nay giữa bối cảnh giá dầu thô và các nguyên liệu khác giảm.
-
Thị trường
Mỹ mong muốn Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ
16:28' - 17/05/2022
Mỹ đang hy vọng Ấn Độ xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu lúa mỳ, đồng thời kêu gọi các nước không hạn chế xuất khẩu vì điều này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực.
-
Thị trường
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
08:49' - 17/05/2022
Các chính sách xuất khẩu dầu cọ đầy bất ngờ của Indonesia có thể giúp Malaysia trở thành nhà cung cấp dầu cọ hàng đầu cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới.
-
Thị trường
Saudi Arabia dự định nâng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày
07:04' - 17/05/2022
Saudi Arabia đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ nâng sản lượng khai thác dầu lên mức hơn 13 triệu thùng/ngày.
-
Thị trường
Saudi Arabia và Iraq công bố kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu
16:39' - 16/05/2022
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết vương quốc này đang trên đà đạt mục tiêu đến cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027 sẽ tăng sản lượng khai thác dầu lên hơn 13 triệu thùng/ngày