Năm 2022, Hà Nội tập trung phục hồi phát triển kinh tế
Năm 2021, thành phố Hà Nội thực hiện khối lượng lớn công việc nhưng được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, trong bối cảnh khó khăn vì dịch COVID-19, thành phố đã hoàn thành 16/23 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội; bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội vẫn có những điểm sáng.
Thành phố đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch và an sinh xã hội. Dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đã được kiểm soát;Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, hoàn thành vượt 2,7 % so với dự toán thu ngân sách Trung ương giao; đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người lao động và đối tượng sử dụng lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Ngành công nghiệp tăng trưởng, phục hồi; thương mại điện tử được đẩy mạnh phát triển. Thành phố đảm bảo cung cầu hàng hóa và kiểm soát giá cả thị trường. Trong bối cảnh dịch COVID-19, thành phố vẫn đảm bảo được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì trật tự giao thông, cảnh quan đô thị...
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó lĩnh vực kinh tế có 4 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch (GRDP tăng 2,92 %; GRDP/người là 129 triệu đồng (kế hoạch là 135 triệu đồng); vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm 0,52 %; kim ngạch xuất khẩu giảm 1,2 %.Nguyên nhân chủ yếu là giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19, trong đó dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (chiếm trên 63 % GRDP) đã ảnh hưởng tăng trưởng chung. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, không đạt mục tiêu đề ra. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại; giá thức ăn chăn nuôi tăng; giá thịt hơi không ổn định... đã ảnh hưởng đến người chăn nuôi và kế hoạch tái đàn lợn.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh... Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bị hoãn hoặc dừng tổ chức. Số nợ bảo hiểm xã hội tăng cao; giải quyết việc làm cho người lao động ít hơn năm 2020.
Mục tiêu tổng quát năm 2022, thành phố Hà Nội phấn đấu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân.Thành phố phát triển thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Cùng với đẩy mạnh phát triển hạ tầng, chú trọng hạ tầng số, Hà Nội đặt mục tiêu tăng cường quản lý và phát triển đô thị; khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu;Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS... Thành phố phấn đấu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng từ 7 – 7,5%; tổng sản phẩm/người đạt 139 – 141 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội là 10%...
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, tính đến ngày 14/12/2021, tỷ lệ giải ngân toàn thành phố đạt 50,9% kế hoạch thành phố giao và 56,2% kế hoạch Thủ tướng giao. Thành phố đã phân cấp, ủy quyền mạnh cho cấp huyện. Năm 2021, số vốn do các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư chiếm 66% tổng kế hoạch của toàn thành phố. Nhấn mạnh nội dung kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công năm 2022, theo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đỗ Anh Tuấn, HĐND thành phố đã quyết nghị mục tiêu, 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó, tăng trưởng GRDP năm 2022 đề ra từ 7,0-7,5%.Các đơn vị cần tập trung khắc phục 5 nhóm tồn tại, hạn chế để hoàn thành chỉ tiêu chưa đạt của năm 2021, đặc biệt là về tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch; tỷ lệ cụm công nghiệp (đang hoạt động) có trạm xử lý nước thải.
Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 7,0-7,5%, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư đề nghị, các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo tập trung, quyết liệt, sâu sát, dứt điểm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên, trọng tâm là các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nhằm đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế.Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị, các đơn vị cần đồng lòng, quyết tâm, hiệp lực để triển khai kế hoạch của năm 2022 một cách toàn diện. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2022, năm bản lề thực hiện nhiệm vụ phát triển của giai đoạn 2021-2025 của thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ, trước những nhiệm vụ nặng nề và nhiều khó khăn, thách thức, cần đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành, địa phương;
Đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Người đứng đầu từng địa bàn phải chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch; tiếp tục thực hiện tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng, chống hiệu quả dịch COVID -19.
Để cập đến một số bất cập hiện nay, trong đó nhấn mạnh một số bất cập trong công tác phòng, chống dịch, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo phát động hệ thống chính trị cơ sở, các đoàn thể tham gia giám sát việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà. Đơn vị chức năng căn cứ vào dân số và yêu cầu phòng, chống dịch theo từng địa bàn để tăng cường thêm trạm y tế lưu động nhằm giảm tải cho tuyến trên.Đối với đầu tư trong lĩnh vực văn hóa, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý cần hỗ trợ nhân dân phục hồi các lễ hội và quảng bá ra thế giới về một Hà Nội “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, trung tâm văn hóa hành chính của cả nước. Đây chính là giải pháp để góp phần phục hồi bền vững cho người dân. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị các đơn vị đồng lòng, quyết tâm, hiệp lực để triển khai kế hoạch của năm 2022 một cách toàn diện. Mỗi cán bộ, người lãnh đạo với tinh thần trách nhiệm cần hết sức nỗ lực để cùng tập thể lãnh đạo thành phố hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu chi ngân sách, đầu tư công của năm 2022./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đội tuyển học sinh Hà Nội đạt thành tích cao tại Kỳ thi IOM lần thứ 6
17:34' - 14/12/2021
Đội tuyển học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic quốc tế dành cho các thành phố lớn (IOM) lần thứ 6 do thành phố Moskva (Liên bang Nga) tổ chức.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới ra sao?
17:05' - 14/12/2021
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết 10 ngày tới tại khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, đêm và sáng trời rét.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ thu phí điện tử không dừng
12:48' - 14/12/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải đề xuất lựa chọn tuyến cao tốc để triển khai thí điểm chỉ áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng.
-
Kinh tế tổng hợp
F0 tăng mạnh, Hà Nội tập trung tối đa cho tuyến cơ sở
08:44' - 14/12/2021
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở vào cuộc đồng bộ để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
-
Hàng hoá
Hà Nội mở thêm các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP
20:34' - 13/12/2021
Ngày 13/12, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Sở Công Thương Hà Nội đã khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.