Nam Mỹ ngày càng trở nên quan trọng đối với Đức và châu Âu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Đức tới thăm ba quốc gia Mỹ Latinh là Argentina, Chile và Brazil. Theo tạp chí kinh tế Handelsblatt của Đức, chuyến thăm này cho thấy lục địa Nam Mỹ xa xôi ngày càng trở nên quan trọng đối với Đức và châu Âu.
Khi Thủ tướng Olaf Scholz đến Brazil ngày 30/1, các dấu vết thiệt hại sau vụ bạo loạn ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn còn rõ nét. Vụ bạo loạn cách đây gần ba tuần đã phá hủy rất nhiều thứ, nhiều đối tượng quá khích đã xông vào dinh thự Tổng thống, Tòa án tối cao và Quốc hội Brazil, gây nên cảnh hỗn loạn kinh hoàng.
Sau "cơn bão phá hoại", chuyến thăm cấp nhà nước của người đứng đầu Chính phủ Đức tới Brazil có thể được coi là một dấu hiệu rõ ràng về tình đoàn kết của Đức và châu Âu đối với nền dân chủ ở Brazil và tân Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva. Thủ tướng Đức muốn khôi phục quan hệ với Brazil sau những năm tháng "cơm không lành, canh không ngọt".
Chuyến công du này của Thủ tướng Scholz cho thấy Nam Mỹ đã trở nên ngày càng quan trọng với Đức và châu Âu trong bối cảnh tình hình chính trị toàn cầu đã thay đổi mạnh mẽ do cuộc xung đột tại Ukraine. Đây cũng là cơ hội để kinh tế Đức can dự nhiều hơn vào Nam Mỹ.
* Nam Mỹ là nhà cung cấp thực phẩm lớn
Với hệ thống trang trại ở Brazil và Argentina cũng như ở các quốc gia khác như Chile, Paraguay, Peru, Bolivia hay Colombia, Nam Mỹ đã vươn lên trở thành khu vực xuất khẩu nông sản hết sức quan trọng của thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO). Trong danh sách các nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, Brazil đứng ở vị trí thứ ba, chỉ sau Mỹ và EU, trong khi Argentina đứng thứ 10.
Khu vực này xuất khẩu lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới, trong đó nhiều nhất là sang châu Á. Tuy nhiên thời gian qua, xuất khẩu nông sản, ví dụ từ Brazil - nước xuất khẩu nông sản lớn nhất khu vực, sang châu Âu đang tăng nhanh hơn so với sang Trung Quốc - thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Brazil.
Theo số liệu của Bộ Phát triển Kinh tế Brazil, trong năm 2022, lượng thực phẩm châu Âu nhập khẩu từ nước này tăng 40% so với năm trước đó. Theo ngân hàng đầu tư JP Morgan, có rất ít nhà sản xuất trên thế giới có năng lực cung cấp sản phẩm đến toàn thế giới mà không bị phụ thuộc vào một khách hàng nào.
* Khu vực cung cấp nguyên liệu thô quan trọng của thế giới
Cùng với thực phẩm, nhiều quốc gia Nam Mỹ là nhà cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Có thể kể tới như quặng sắt và bauxite từ Brazil, đồng từ Chile và Peru, lithium từ Argentina và Chile...
Ngoài các nguyên liệu đặc trưng trên, các quốc gia khu vực này còn có rất nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng khác. Ví dụ tại Brazil, theo Cơ quan nguyên liệu thô của Đức, ngoài quặng sắt, bauxite và niobi, Brazil còn có nhiều kim loại đặc biệt và khoáng chất công nghiệp cần thiết cho sự phát triển của các công nghệ tương lai trong lĩnh vực năng lượng hay ô tô điện.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ gần đây đã ước tính rằng Brazil có trữ lượng lớn nickel, thiếc, tantal, vanadi, đồng và than chì. Tiềm năng về cobalt, lithium và đất hiếm cũng rất lớn. Cơ quan này cũng cho biết gần 2/3 trữ lượng lithium của thế giới nằm ở các vùng của Bolivia, Argentina và Chile, khiến khu vực này trở thành nơi cung cấp nguyên liệu thô lithium hàng đầu thế giới.
* Nam Mỹ với tư cách là nhà cung cấp năng lượng và hydro xanh
Quá trình chuyển đổi năng lượng và nhu cầu ngày càng cao về năng lượng tái tạo khiến Nam Mỹ trở thành nhà cung cấp năng lượng và địa điểm đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu sạch, đặc biệt là Chile và Uruguay.
Theo bà Cornelia Sonnenberg, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Chile, hiện Chile có khoảng 30 dự án sử dụng hydro xanh công nghiệp. Nước này đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất hydro xanh cạnh tranh nhất trên thế giới vào năm 2030.
Brazil cũng dần trở thành nhà cung cấp năng lượng được tạo ra một cách bền vững. Theo đánh giá của Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Brazil, Brazil là một trong những quốc gia có tỷ trọng năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.
Tại đây, hầu hết điện năng được sản xuất tại các nhà máy thủy điện, trang trại điện Mặt Trời hoặc điện gió. Ngoài ra còn có điện sinh khối từ các nhà máy đường và khí methan từ nông nghiệp. Điều này khiến Brazil có cơ hội lớn trở thành nhà cung cấp hydro xanh trong tương lai.* Bất chấp khủng hoảng, các tập đoàn nước ngoài ồ ạt đầu tư vào khu vực Nam Mỹ
Các tập đoàn nước ngoài là những đối tượng đầu tiên nhận ra tầm quan trọng chiến lược của Nam Mỹ và đang tích cực đầu tư vào khu vực này, trong đó Brazil là quốc gia hấp dẫn nhất. Bất chấp tăng trưởng kinh tế yếu trong một thập kỷ qua, Brazil vẫn thu hút rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2021, lượng vốn đầu tư trực tiếp đổ vào Brazil chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Canada.
Ngân hàng JP Morgan dự báo lượng vốn đầu tư vào Brazil trong năm nay sẽ tăng 10%. Theo chuyên gia Ivan Kleimann từ São Paulo, so với các thị trường mới nổi khác, Brazil ít gặp rủi ro địa chính trị hơn và cũng được coi là một nền dân chủ mạnh với các thể chế vững chắc, do đó thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia Nam Mỹ khác cũng tương tự.
* Nhiều nền dân chủ của Nam Mỹ giữ được sự ổn định đáng ngạc nhiên
Cùng với Tây Âu và Bắc Mỹ, Mỹ Latinh là khu vực có tỷ lệ dân số sống trong các nền dân chủ cao nhất thế giới. Theo chỉ số dân chủ của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), khoảng 80% trong tổng số 664 triệu người thuộc khu vực này sống trong các nền dân chủ.
Trong bối cảnh sự phân cực chính trị trên thế giới ngày càng tăng, tỷ lệ dân chủ cao ở Nam Mỹ khiến khu vực này trở nên hấp dẫn hơn với tư cách là một đối tác. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, các quốc gia Nam Mỹ cũng có sự lựa chọn đa dạng hơn. Châu Âu là một trong số các đối tác nhưng không phải là đối tác quan trọng nhất của Brazil và các quốc gia trong khu vực này. Mỹ và Trung Quốc mới là các quốc gia được coi là quan trọng nhất, được hầu hết các chính phủ Nam Mỹ ưu tiên.
Hiện tại, Trung Quốc đang rất tích cực triển khai các khoản đầu tư và các kênh quan hệ chính trị với Brazil và Nam Mỹ từ sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Mỹ, đối thủ chính của Trung Quốc, cũng ngày càng chú ý nhiều hơn đến "khu vực sân sau" của họ, theo cách mà Washington đã không thể hiện trong nhiều thập kỷ qua. Điều này ngày càng gây áp lực lớn hơn cho EU./.
- Từ khóa :
- nam mỹ
- đức
- châu âu
- Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Destatis: Kinh tế Đức bất ngờ sụt giảm
06:50' - 31/01/2023
Tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khiến kinh tế Đức bất ngờ sụt giảm trong những tháng cuối năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Ý kiến và Bình luận
Pháp, Đức nhấn mạnh vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng lại châu Âu
13:02' - 23/01/2023
Pháp và Đức nên cùng nhau trở thành "những quốc gia tiên phong" trong công cuộc xây dựng lại châu Âu.
-
DN cần biết
Chi phí nhập khẩu khí đốt của Đức tăng vọt
09:13' - 20/01/2023
Mặc dù lượng nhập khẩu giảm 29%, chi phí nhập khẩu khí đốt của Đức trong 11 tháng đầu năm 2022 đã tăng 131%, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức lạc quan về tình hình kinh tế trong nước
11:30' - 19/01/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức lạc quan hơn trong năm 2023 khi dự báo nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ không rơi vào suy thoái, trong khi mức lạm phát sẽ giảm mạnh.
-
Ô tô xe máy
Liên doanh Đức-Pháp đầu tư gần 3 tỷ USD xây dựng nhà máy vật liệu pin xe điện
16:51' - 18/01/2023
Ngày 18/1, Bộ Đầu tư Indonesia cho biết, tập đoàn BASF (Đức) và công ty khai mỏ Eramet của Pháp đang hoàn tất thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá gần 2,6 tỷ USD vào một cơ sở luyện nickel ở Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30'
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
EU và tham vọng tự chủ nguồn cung lithium
05:30'
Khánh thành vào tháng 11/2024, nhà máy Hochst mang sứ mệnh tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lithium chloride thành lithium hydroxide – thành phần thiết yếu cho pin xe điện mật độ cao, dung lượng lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.