Nam Phi tăng lãi suất ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát
Đây cũng lần tăng lãi suất đầu tiên sau gần ba năm và được các nhà phân tích đánh giá là động thái mang tính tình thế nhằm giảm rủi ro cho nền kinh tế hiện đang gặp rất nhiều khó khăn này.
Thống đống SARB Lesetja Kganyago cho biết bắt đầu từ ngày 23/11, SARB tăng lãi suất tham chiếu lên 6,75% và lãi suất cơ bản cũng sẽ được tăng lên 10,25%. Ông Lesetja chỉ rõ việc tăng lãi suất nhằm kìm tỷ lệ lạm phát trong năm 2018 xuống còn 4,7% so với đà tăng dự kiến là 4,8%.
Ngoài ra, trong ngắn hạn, việc tăng lãi suất lần này cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ lạm phát của năm 2019 xuống 5,5% - giảm 2 điểm phần trăm so với mức tăng dự kiến và tiếp đó giữ ổn định chỉ số này ở mức 5,4% trong năm 2020.
Mặc dù việc tăng lãi suất trên phương diện vĩ mô sẽ làm giảm đầu tư và khiến đà tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng Thống đốc SARB cũng nhấn mạnh rằng đây là quyết định kịp thời vì nếu tiếp tục trì hoãn thì tỷ lệ lạm phát sẽ gia tăng vượt ngoài tầm kiểm soát, và kết quả này sẽ buộc SARB phải đưa ra quyết định tăng lãi suất “sốc’’ hơn.Theo số liệu của SARB, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nam Phi đã tăng từ mức 3,8% hồi tháng 3/2018 lên 4,9% vào tháng Chín và lên đến đỉnh điểm 5,1% trong tháng 10/2018.
Liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế và các chính sách tài chính, ông Lesetja cũng lưu ý rằng nguyên nhân nền kinh tế Nam Phi gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đây chủ yếu là do cơ cấu vận hành nên không thể chỉ giải quyết bằng những công cụ tài chính.Ông cho rằng một đồng nội tệ yếu và giá nhiên liệu liên tục tăng là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lạm phát.
Ngay sau quyết định tăng lãi suất của SARB, giá trị đồng nội tệ rand đã tăng 1,3% so với USD trong chiều ngày 22/11, mức tăng cao nhất kể từ đầu tháng Tám vừa qua. Trên thực tế, Nam Phi hiện đang ở chu kỳ suy thoái kinh tế dài nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, khi nước này chính thức bước vào chu kỳ này vào tháng 12/2013, tương đương với 58 tháng suy thoái liên tục, quãng thời gian dài nhất kể từ năm 1945. Trước đó, cuối tháng Chín vừa qua, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã công bố gói kích cầu tổng thể ưu tiên chi tiêu cho các hoạt động có tác động lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp, kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. Gói kích cầu lần này gồm năm nhóm biện pháp sẽ được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tính toán rằng gói tăng trưởng kinh tế này là chưa đủ để vực dậy nền kinh tế èo uột của quốc gia này và cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại của Nam Phi không chỉ là kết quả của việc thiếu vốn đầu tư hay kích cầu, mà còn là hậu quả của cơ chế quản lý kinh tế không phù hợp trong một thập niên qua. Được coi là nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, kinh tế Nam Phi đã xuống dốc trầm trọng trong gần một thập niên qua.Có thời điểm, nền kinh tế nước này bị các tổ chức tín dụng quốc tế đánh giá ở mức rất thấp, có thời điểm bị xếp cuối bảng trong 21 nền kinh tế mới nổi về dự báo các chỉ số tài chính, bao gồm tăng trưởng GDP, tài khoản vãng lai, mức độ rủi ro tín dụng và giá trị của thị trường chứng khoán và trái phiếu.
>>>Phát hiện kiện hàng nghi sừng tê giác gửi từ Nam Phi về Việt NamTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nông dân Nam Phi ứng dụng điện thoại nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản
08:20' - 08/11/2018
Khula - ứng dụng điện thoại giúp nông dân Nam Phi kết nối trực tiếp với các chuỗi siêu thị để chào hàng và bán nông sản hiện đang phát huy tác dụng tích cực sau 3 tháng hoạt động thử nghiệm.
-
Doanh nghiệp
Chính phủ Nam Phi cứu hãng hàng không quốc gia SAA
18:49' - 06/11/2018
Chính phủ Nam Phi vừa giải ngân 343 triệu USD để "cứu" hãng hàng không quốc gia South African Airways (SAA) hiện đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề.
-
Kinh tế tổng hợp
Nam Phi mất nửa tỷ USD mỗi năm do côn trùng ngoại lai
08:25' - 06/11/2018
Thiệt hại do côn trùng ngoại lai gây ra khiến ngành nông - lâm nghiệp Nam Phi mỗi năm tổn thất khoảng 500 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hàn Quốc tách siêu bộ, tái cấu trúc quản lý tài chính
07:43'
Theo Ủy ban Kế hoạch các vấn đề Nhà nước Hàn Quốc hôm 2/7, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ được tách thành hai bộ là Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Chiến lược và Tài chính.
-
Tài chính
Không gián đoạn thủ tục thuế trong ngày đầu vận hành mô hình tổ chức hai cấp
20:06' - 01/07/2025
Theo thông tin từ Cục Thuế trong ngày làm việc đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy tổ chức mới vận hành tương đối ổn định.
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
-
Tài chính
Căng thẳng thương mại, nợ công đẩy kinh tế thế giới vào "ngã rẽ" nguy hiểm
08:13' - 01/07/2025
Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn trước biến động lãi suất.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông suốt, không để gián đoạn hoạt động từ ngày 1/7
16:53' - 30/06/2025
Kho bạc Nhà nước khẳng định đã sẵn sàng phục vụ mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định và thông suốt từ ngày 1/7.
-
Tài chính
Từ 1/7, bán hàng online sẽ được sàn thương mại điện tử hỗ trợ nộp thuế
12:19' - 30/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, theo quy định tại Nghị định 117/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân.
-
Tài chính
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương
22:05' - 29/06/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1402/QĐ-TTg giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương.
-
Tài chính
Chính sách thuế nhập khẩu kéo niềm tin tiêu dùng Mỹ đi xuống
21:13' - 29/06/2025
The Conference Board cho biết, các chính sách thuế quan và lo ngại về ảnh hưởng đến tài chính cá nhân tiếp tục là mối bận tâm lớn nhất của người dân tham gia khảo sát.
-
Tài chính
Chính phủ thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
20:42' - 29/06/2025
Chính phủ thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia để thúc đẩy phát triển, khai thác, ứng dụng, quản trị dữ liệu quốc gia.