Nâng cao chất lượng hàng hoá thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc
Đồng thời, với vai trò là cầu nối và cửa ngõ xuất - nhập khẩu của ASEAN, Trung Quốc còn góp phần thúc đẩy phát triển giao thương với Việt Nam nhanh và bền vững.
*Đối tác quan trọng
Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.
Cùng với đó, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.
Nhận định từ các chuyên gia cũng cho thấy, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ buộc Bắc Kinh phải tính toán lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các quốc gia thành viên của ASEAN đã tăng 2% so với năm trước, lên tới mức 297,8 tỷ USD. Trong giai đoạn này, khối ASEAN cũng chiếm 14,7% tổng thương mại của Trung Quốc, tăng từ mức 14% vào năm 2019.
Thống kê từ Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), chỉ riêng nhóm hàng nông, thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
Hiện Trung Quốc còn là thị trường đứng thứ 1 về cao su, rau, quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 5 về thủy sản; đứng thứ 9 về cà phê... đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Ông Tô Ngọc Sơn-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, với dân số đông, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu rất lớn và đa dạng, phong phú.
Hơn nữa, tại 32 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể bởi địa phương với dân số lớn có thể coi là 1 thị trường riêng lẻ.
Chẳng hạn như Sơn Đông có 90,5 triệu người, Hà Nam 90,4 triệu người, Quảng Đông 104,3 triệu người, Tứ Xuyên 80,4 triệu người, Hà Bắc 71,8 triệu người, Giang Tô 75,6 triệu người, Hồ Nam 65,6 triệu người...
Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm thuận lợi khi hai nước cùng tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ năm 2010 với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm.
Do đó, hàng hóa Việt Nam vẫn còn tiềm năng, dư địa tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc, khi đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe hơn đối với chất lượng của thị trường này.
* Thay đổi phương thức tiếp cận thị trường
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, với mức sống của người dân Trung Quốc được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng đề cao chất lượng, tính an toàn.
Mặc dù, Trung Quốc không còn là thị trường xuất khẩu “dễ tính” nhưng đây vẫn là thị trường có sức mua lớn và là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhất là sau dịch COVID-19 vừa qua.
Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng, độ an toàn, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Theo ông Trần Nguyên Trung, một thương lái chuyên thông quan các mặt hàng nông sản theo đường tiểu ngạch, thời gian gần đây sau khi dịch COVID-19 hoàng hành, phía Trung Quốc đã có nhiều biện pháp siết chặt không để hàng hoá lọt qua cách đường ngách. Bởi thế, không chỉ ông Trần Nguyên Trung mà chiều thương lái khác đã chuyển dần theo hướng xuất khẩu chính ngạch để tránh rủi ro.
Đồng quan điểm này, đại diện công ty NutiFood chia sẻ bí quyết “lên kệ” tại hơn 450 chi nhánh của siêu thị Walmart tại Trung Quốc là NutiFood đã phải vượt qua hơn 250 tiêu chuẩn khắt khe do đối tác đề ra.
Ngoài quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đạt chuẩn cao, NutiFood phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về vấn đề an ninh vận chuyển, chính sách công ty dành cho cán bộ nhân viên, nhà thầu, đối tác, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội... thông qua xuất khẩu chính ngạch.
Theo ông Tô Ngọc Sơn, xu hướng quản lý hiện nay của Trung Quốc là tăng kiểm soát truy xuất nguồn gốc và chất lượng, nhất là xuất khẩu nông sản.
Do đó, để nông- thủy sản, thực phẩm chế biến Việt Nam xuất khẩu một cách bền vững và chính ngạch sang Trung Quốc cũng như tận dụng được những ưu đãi thì các cơ quan hữu quan cần chủ trì đẩy nhanh đàm phán, mở cửa thị trường hàng nông sản với Trung Quốc.
Ông Tô Ngọc Sơn cho biết thêm, trước khi Việt Nam và Trung Quốc chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mọi hoạt động thương mại đều là trao đổi thương mại biên giới và chưa có quy phạm nhất định.
Tuy nhiên, khi hai nước trở thành thành viên của WTO và tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), hoạt động thương mại giữa hai bên ngày càng đi vào chính thức hơn.
Từ năm 2008 trở lại đây, Trung Quốc có những chính sách ưu đãi với trao đổi cư dân biên giới, đặc biệt là chính sách cho cư dân biên giới được phép mua hàng từ 2 nước có chung đường biên giới với giá trị 8.000 nhân dân tệ/người/ngày.
Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã lợi dụng chính sách này để “xé lẻ” các mặt hàng nhập khẩu. Mặc dù, hai nước tham gia ACFTA và có thuế quan 0%, nhưng khi nhập khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn phải đóng các khoản thuế giá trị gia tăng 10-13%, tùy từng loại mặt hàng.
Ngoài ra, nếu nhập khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới thì sẽ được miễn các loại thuế này. Đây chính là một trong những lý do khiến xuất khẩu tiểu ngạch chưa giảm.
Cũng theo ông Tô Ngọc Sơn, việc nhập khẩu qua đường cư dân biên giới dẫn đến việc kiểm soát chất lượng không được tốt. Rất nhiều mặt hàng chưa được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc nhưng vẫn được xuất khẩu tiểu ngạch.
Điều này dẫn tới tình trạng, có những doanh nghiệp Việt Nam sau nhiều năm trao đổi xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch vẫn “không chịu lớn”. Tức là các doanh nghiệp không tổ chức lại sản xuất, không thực hiện công tác quản lý chất lượng theo đúng quy định của nước nhập khẩu, bị phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, xuất khẩu sang Trung Quốc còn tồn tại nhiều khó khăn do thách thức do tập quán kinh doanh của ta còn dựa trên những yếu tố chưa chuyên nghiệp.
Điều này thể hiện qua việc doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới theo hướng tiểu ngạch, dựa vào các điểm cửa khẩu thông quan chứ chưa đưa hàng hóa vào sâu nội địa nên hàng hoá chưa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững.
Vì vậy, để khai thác bền vững thị trường Trung Quốc, ngoài những chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, để có thể xuất khẩu theo hình thức chính ngạch thay vì bị phụ thuộc vào hình thức tiểu ngạch như hiện nay./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin về thị trường xuất khẩu
10:04' - 20/11/2020
Do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước, sức mua chưa hồi phục hoàn toàn nên đối với xuất khẩu các đơn hàng cá đông, mực đông, giày da chưa ký kết nhiều.
-
Hàng hoá
Thịt gà Việt Nam có thêm nhiều thị trường xuất khẩu
18:40' - 31/10/2020
Công ty TNHH Koyu & Unitek (Đồng Nai) đã đàm phán thành công với các đối tác để xuất khẩu thịt gà sang thị trường Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Mở đường bay thẳng giữa Israel và Maroc
10:18'
Israel và Maroc vừa ký thỏa thuận nhằm triển khai các chuyến bay thẳng giữa 2 nước, một tháng sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
-
Thị trường
Nông dân thấp thỏm mùa dưa tết
06:00'
Thời điểm này, nông dân trồng dưa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật chăm sóc vườn dưa để chuẩn bị cho vụ thu hoạch giáp Tết.
-
Thị trường
Thanh Hóa: Phát hiện xe tải vận chuyển 250kg cá khoai ướp phóc-môn
21:26' - 21/01/2021
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt quả tang xe tải mang biển kiểm soát 36C - 212.06 vận chuyển 25 thùng cá khoai có trọng lượng 250 kg đã ướp phóc-môn đi tiêu thụ.
-
Thị trường
Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Ngày nào cũng nhận được khiếu kiện về mua hàng online
19:27' - 21/01/2021
Ông Chu Xuân Kiên-Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay: Ngày nào Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng nhận được thông tin khiếu kiện của người dân về mua hàng online.
-
Thị trường
Phát hiện gần 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo "đồ hiệu"
18:11' - 21/01/2021
Đó là 4.686 sản phẩm giày, dép, quần áo, thắt lưng… mang các nhãn hiệu: Louis Vuitton, D&G, Dior, Lacoste, Adidas, Givenchy, Bubberry, Mango, Clarks, Hermes, Philip Plein, Gucci, Versace...
-
Thị trường
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu số một của Israel
09:36' - 21/01/2021
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn số liệu do Cục Thống kê Trung ương Israel (ICBS) công bố ngày 20/1 cho thấy trong năm 2020, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu số một của Israel.
-
Thị trường
Doanh số bán hàng của Richemont tăng 5% nhờ sức mua từ châu Á
07:30' - 21/01/2021
Richemont, nhà sản xuất hàng xa xỉ phẩm lớn thứ hai thế giới sau LVMH, cho biết doanh số bán hàng tính theo tỷ giá hối đoái cố định đã tăng 5% trong quý III của tài khóa 2020-2021.
-
Thị trường
Các tỉnh, thành phía Nam đảm bảo nguồn cung thịt lợn
13:21' - 20/01/2021
Thời gian đây, giá mặt hàng thịt lợn tại các tỉnh, thành phía Nam có biến động mạnh trong giao dịch và theo xu hướng tăng so với thời điểm trước đó.
-
Thị trường
Doanh số ô tô trên thị trường châu Âu giảm kỉ lục
07:23' - 20/01/2021
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) thông báo doanh số xe mới bán ra tại thị trường này năm 2020 giảm kỉ lục gần 24% do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.