Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt
Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản nửa đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực, song cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần được tháo gỡ.
Đây là nội dung được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” do Báo Hải quan tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/7.
Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Báo Hải quan thông tin, xuất khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022; trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021.Sau 6 tháng, ngành nông nghiệp ghi nhận 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Ngành nông nghiệp đã mang về thặng dự thương mại khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra… Xuất khẩu không những kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trong nước. Dù đạt nhiều kết quả ấn tượng, song cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, như: Lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh; cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất… đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xuất khẩu hàng hóa.Mặt khác, hàng nông, thuỷ sản Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều; kim ngạch xuất khẩu vào thị trường cao cấp còn ít; quy trình nuôi trồng, thu hoạch chưa đạt chuẩn, chế biến còn hạn chế…
“Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản vào các thị trường truyền thống của Việt Nam, cũng như các quốc gia thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… ngành nông nghiệp cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất, chế biến để có thể đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị trường xuất khẩu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong những năm tới”, bà Vũ Thị Ánh Hồng nhấn mạnh. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Đào Xuân Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản được nhà nước khuyến khích với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản đơn giản, tạo thuận lợi thương mại và được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn có thể diễn biến phức tạp do đã xuất hiện biến chủng mới; nhiều nước trên thế giới còn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch nên hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng.Để hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại từ dịch bệnh, ngành hải quan khuyến nghị các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản cần lưu ý: Nghiên cứu, nắm tình hình diễn biến dịch bệnh và chính sách kiểm soát phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước có liên quan kịp thời; thực hiện hoạt động thương mại theo thông lệ quốc tế; các nội dung thỏa thuận tại các hợp đồng thương mại quốc tế nên được đàm phán chặt chẽ và có những điều khoản dành riêng cho trường hợp ảnh hưởng do dịch bệnh/ thiên tai.Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cần nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống; hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ xuất khẩu.
Trong khi đó, bà Bùi Hoàng Yến, Tổ Phó Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phân tích về những cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo đó, Việt Nam đã ký kết 15 FTA, việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất - nhập khẩu trong thời tới.Việc thực hiện cam kết FTA với các nước châu Âu và khu vực khác trên thế giới sẽ giúp phát triển thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đa dạng, cân bằng và đạt hiệu quả hơn.
Bà Bùi Hoàng Yến đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng cơ hội xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản mà EVFTA mang lại. Cụ thể, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên nghiên cứu các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất.... Để tận dụng được ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.“Doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. EVFTA chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào thị trường EU”, bà Bùi Hoàng Yến khuyến nghị./.- Từ khóa :
- nông sản
- xuất khẩu nông sản
- xuất khẩu thủy sản
- thủy sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WFP lạc quan về thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
10:01' - 26/07/2022
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã bày tỏ lạc quan về thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua Biển Đen giữa Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hạt điều của Bình Phước đạt 1 tỷ USD
17:16' - 25/07/2022
Niên vụ 2021 – 2022 kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Bình Phước đạt 1 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động Hợp phần 3 dự án chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu
17:09' - 25/07/2022
Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm tỷ lệ đói nghèo thông qua tăng cường hoạt động thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Phát hành Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc
16:33' - 25/07/2022
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa xây dựng và phát hành Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do bão số 3
22:07' - 09/09/2024
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 943/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Các Cục Dự trữ nhà nước khu vực sẵn sàng xuất cấp hàng cứu hộ, cứu nạn sau cơn bão số 3
21:12' - 09/09/2024
Tổng cục Dự trữ nhà nước đã kịp thời có văn bản chỉ đạo 15 Cục Dự trữ nhà nước khu vực tổ chức trực ban 24/24 giờ nhằm ứng phó kịp thời trước, trong và sau cơn bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khôi phục nuôi trồng thủy sản sau bão số 3
19:38' - 09/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình về việc khẩn trương tổ chức các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát hạ tầng giao thông vùng ảnh hưởng bão
18:31' - 09/09/2024
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ban hành công điện về ứng phó với tình hình mưa, lũ sau bão số 3, trước diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
17:56' - 09/09/2024
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách nào để chủ động nguồn cung phân bón trong nước?
17:43' - 09/09/2024
Nhiều ý kiến lo lắng đưa mặt hàng phân bón trở lại diện chịu thuế VAT 5% có thể khiến giá phân bón tăng cao hơn trong khi nhiều ý kiến lại khẳng định lợi ích mang lại cho cả "ba nhà".
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai chuyển dịch kinh tế sang 3 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn
15:59' - 09/09/2024
Sự chuyển dịch của kinh tế Đồng Nai từ các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗn hợp sang 3 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn gồm, công nghiệp hàng không, công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng đôi tàu Hà Nội - Lào Cai do nước sông dâng cao
14:47' - 09/09/2024
Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, kế hoạch khai thác lại tuyến sẽ tùy thuộc vào tình hình thời tiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Cam kết hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống
14:46' - 09/09/2024
Các Đối tác rủi ro thiên tai đã chia sẻ với những tổn thất do bão số 3 gây ra ở Việt Nam và cam kết hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống cộng đồng tại các khu vực bị ảnh hưởng.