Nâng chất để nâng tầm doanh nghiệp trong vòng xoay toàn cầu hóa
Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và áp lực toàn cầu hóa đang diễn ra rộng khắp, việc nâng cao trình độ và đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi công đoạn sản xuất hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu tất yếu và bức thiết.
Song, việc thẩm thấu, chuyển hóa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đem lại hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển đang còn là vấn đề nan giải.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, tiềm năng và nội lực của đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ - lực lượng chiếm tỷ lệ đại đa số trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực sư rất cần được quan tâm, thúc đẩy vào lúc này.Nâng chất để nâng tầm doanh nghiệp luôn là điều trăn trở và được đặt kỳ vọng. Bởi với thực trạng hạn hẹp về nguồn vốn, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ; cũng như khả năng sử dụng các sản phẩm công nghệ còn chưa cao... sẽ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó thích ứng, tồn tại trong cạnh tranh toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương Việt Nam đã ký với các quốc gia và khu vực kinh tế trên toàn thế giới, những cam kết với cộng đồng quốc tế về mở cửa thị trường, thương mại và đầu tư, các quy định về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ.... sẽ có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường Việt Nam, cũng như tâm lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù, những cam kết này sẽ tạo không ít lực cản đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế, song cũng sẽ tạo nên nhiều lực đẩy để gia tăng tiến trình cải cách thể chế, giúp cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Điều cơ bản là muốn vươn tầm ra khu vực và toàn cầu, các doanh nghiệp cần thích nghi với các quy định, cam kết và thông lệ quốc tế, cần học hỏi và nâng chất chính mình. Việc tự cải thiện năng lực cạnh tranh chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp trưởng thành hơn trong vòng xoay toàn cầu hóa. Để có thể tận dụng được các cơ hội cũng như hạn chế tối thiểu thách thức từ cạnh tranh toàn cầu, bà Nguyễn Thị Lan Phương, đại diện Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, các doanh nghiệp trong nước cần phải hiểu đúng, hiểu rõ các nội dung cam kết quốc tế để có sự chuẩn bị tiếp cận với thị trường và hiểu được luật chơi trên sân chơi chung thế giới. Bằng việc học tập, rèn luyện kỹ năng hay liên tục cập nhật thông tin, kiến thức mới... các doanh nghiệp cần từng bước nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên và người lao động. Nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động tốt cao hơn, từ đó đem lại những giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam luôn là chủ đề được quan tâm tại nhiều hội thảo, diễn đàn kinh tế. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành cần theo dõi sát sao, đánh giá tác động của diễn biến thương mại thế giới và xây dựng các kịch bản ứng phó chủ động, kịp thời và phổ biến thông tin, kiến thức tới toàn thể cộng đồng doanh nghiệp… Song song với việc ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, thương mại và giá cả, Chính phủ cũng sớm ban hành Chiến lược Quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Chiến lược Kinh tế số đến năm 2030; trong đó, cụ thể hóa các nội dung các liên quan tới doanh nghiệp hay các giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới. Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng tuân thủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực theo các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết chứ không nên quá trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Các doanh nghiệp nên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển những ngành, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đi đôi với việc tự nâng cao năng lực quản trị, nhất là quản trị tài chính, cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp cũng chủ động nắm bắt thông tin và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Vấn đề tăng tính liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các ban ngành chức năng cũng phải được coi trọng và quan tâm nhiều hơn. Bởi, hơn ai hết, chính các công chức, các phòng ban chuyên môn, chức năng có thể hiểu rõ hơn những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó họ có thực tiễn để xây dựng chính sách, cơ chế nhằm hỗ trợ hoặc tạo khung pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.Nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019 do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn và dẫn đầu danh sách 50 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2019 do Tạp chí Forbes Việt Nam công bố, thương hiệu Vinamilk của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đang liên tục nỗ lực để bước qua ngưỡng cửa khu vực và vươn tầm thế giới, hiện thực hóa ước vọng trở thành một "doanh nghiệp toàn cầu".
Tính đến thời điểm này, Vinamilk đã có hơn 40 năm xây dựng, phát triển và hiện đã là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam. Hiện nay, ngoài 10 trang trại và 13 nhà máy trong nước, Vinamilk còn có 3 nhà máy tại Mỹ, New Zeland, Campuchia, 1 công ty con tại Ba Lan và đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới như Thái Lan, Myanmar và châu Phi. Không chỉ các khoản đầu tư vào các nhà máy, dự án tại nước ngoài, sự hiện diện của những sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại các nước bạn. Theo bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, để hiện thực hóa kế hoạch trở thành một trong 50 tập đoàn sữa lớn nhất thế giới, công ty coi đầu tư ra nước ngoài là chiến lược chính trong thời gian sắp tới của mình. Công ty nào cũng mong muốn chinh phục được thị trường nội địa - nơi mà mình được khai sinh - rồi mới vươn ra thế giới. Để cạnh tranh với các nước khác thì yếu tố quan trọng nhất là chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu, giá cả phải chăng và phong cách phục vụ. Nói về chiến lược vươn ra thế giới và trở thành doanh nghiệp toàn cầu, bà Liên cho rằng: “Muốn vươn đi thật xa, thực tiễn đã đúc kết cho tôi thấy mình phải trở thành chuyên gia của lĩnh vực đó ở tầm quốc tế. Muốn vậy, kiến thức rất quan trọng. Lúc đó mới quyết định việc gì nên làm, làm vào thời điểm nào? “Nhìn” được tương lai ra sao ? Nếu không có kiến thức, thì sẽ rất khó, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đã mở toang hết tất cả mọi cánh cửa”./. >>> Nâng cao năng lực cạnh tranh - Bài 2: Giải bài toán cắt giảm phát sinh chi phíTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư theo hình thức PPP: Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
09:21' - 10/11/2019
Những năm qua, hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh – Bài cuối: Cải cách thực chất và toàn diện hơn
07:50' - 30/10/2019
TTXVN xin giới thiệu bài viết của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc CIEM về sự cải thiện của năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.