Nâng tầm trái thanh long Việt Nam
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả và sự bền vững cho sản phẩm thanh long trong bối cảnh thị trường biến động là nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị "Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 29/9, tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia mở rộng diện tích, tăng sản lượng thanh long, ông Nguyễn Quốc Mạnh nhấn mạnh, để tránh tình trạng cung vượt cầu, ngành nông nghiệp chủ trương không gia tăng diện tích thanh long, đặc biệt là tại các vùng đất đai, tưới tiêu không phù hợp, không có điều kiện đầu tư thâm canh, vùng ảnh hưởng của ngập lụt trong mùa mưa và xâm nhập mặn trong mùa khô tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ổn định diện tích thanh long trong khoảng khoảng 60.000 – 65.000 ha, duy trì sản lượng 1,3 - 1,5 triệu tấn.
Đồng thời, các địa phương sản xuất thanh long tập trung áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến; đảm bảo năng suất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu, bố trí cơ cấu giống thanh long đa dạng, ruột trắng, ruột đỏ, vỏ vàng có chất lượng, phù hợp nhu cầu thị trường. Từng bước hình thành các vùng sản xuất thanh long theo thị trường xuất khẩu có chứng nhận hoặc cấp mã số vùng trồng. Tổ chức liên kết giữa vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thanh long, giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới cũng như đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến đặc biệt là chế biến sâu, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm.
Bà Trần Thanh Bình cho rằng, bên cạnh thách thức, vẫn có những cơ hội thị trường ngành hàng thanh long khi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đi nhiều khu vực khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng nông sản thế giới phục hồi và giá cước vận tải đường biển hạ nhiệt giúp việc vận chuyển nông sản; trong đó có thanh long thuận lợi hơn giai đoạn trước. "Để tiêu thụ thanh long bền vững, các Bộ ngành cần phối hợp địa phương hỗ trợ tiêu thụ nông sản nội địa; đồng thời, tập trung giải pháp tạo thuận lợi khi xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, tránh ùn tắc; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch để giảm rủi ro. Quan trọng nhất là phải khẩn trương nâng tầm sản phẩm để đa dạng hoá thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, tận dụng tốt các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp, thị trường theo nhiều kênh khác nhau.", bà Trần Thanh Bình đề xuất. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, muốn thanh long phát triển bền vững thì phải thực hiện quy trình sản xuất an toàn, giảm phát thải, song song đó là nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm. Yêu cầu tất yếu là tổ chức lại sản xuất thanh long theo chuỗi liên kết vì có giống tốt, trái tốt, nhưng tổ chức không tốt thì không hiệu quả, không đem lại giá trị gia tăng. Trái thanh long Việt Nam hiện nay vẫn đạt chuẩn, vẫn có chất lượng nhưng chưa có nhiều giá trị gia tăng nên chưa bán được giá cao. Trong liên kết sản xuất, vai trò của hợp tác xã, hộ nông dân, doanh nghiệp cần được xác định cụ và có tính cam kết để đảm bảo cho ra sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất. Gợi ý các giải pháp để phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam, ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào chất lượng thanh long hơn là sản lượng, số lượng; cần phải duy trì mức độ sản xuất tập trung ở các địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang để có thể áp dụng các biện pháp canh tác đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) tích hợp các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. "Để làm được điều đó, người sản xuất trực tiếp và các bên tham gia vào chuỗi ngành hàng thanh long phải chuyển sang tư duy sản xuất hướng đến thị trường và thiết lập các vùng sản xuất chuyên biệt phù hợp với nhu cầu ở các thị trường chính; đồng thời, nâng cấp được mối liên kết trong chuỗi giá trị từ nhà sản xuất, chế biến đến hệ thống logictis phục vụ xuất khẩu.Bên cạnh đó, xu hướng phổ biến của người tiêu dùng thời gian tới là ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp có nhãn giảm phát thải. Vì vậy, ngành thanh long Việt Nam cũng cần xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất xanh, giảm tối đa lượng phát thải và vật tư đầu vào nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh", ông Patrick Haverman chia sẻ./.
- Từ khóa :
- thanh long
- xuất khẩu thanh long
- gap
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chưa có cảnh báo nào về thanh long vi phạm an toàn thực phẩm ở Anh
18:44' - 04/09/2023
Hiện việc xuất khẩu thanh long sang Anh vẫn diễn ra bình thường.
-
Hàng hoá
Huyện Chợ Gạo xây dựng vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu lớn
10:08' - 21/08/2023
Giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận: Yêu cầu xử lý thông tin sai sự thật liên quan biểu tượng trái thanh long
14:37' - 18/07/2023
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã đề nghị, Sở Thông tin và Truyền thông có biện pháp xử lý đối với chủ tài khoản facebook “Phong Hoài Arts” thông tin liên quan biểu tượng trái thanh long.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xuất khẩu tôm sẽ thu về 4 tỷ USD
16:26'
xuất khẩu tôm ghi nhận tín hiệu phục hồi khả quan ở nhiều thị trường. Nhiều thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
-
Thị trường
Giá xăng dầu biến động nhẹ vào chiều nay 12/12
14:43'
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.861 đồng/lít (giảm 3 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 735 đồng/lít.
-
Thị trường
Thị trường năng lượng ‘rực xanh’ kéo chỉ số MXV-Index tăng tiếp
09:12'
Thị trường năng lượng dẫn dắt đà tăng toàn thị trường với cả 5 mặt hàng đồng loạt khởi sắc trong bối cảnh EU dự kiến áp đặt gói trừng phạt mới lên Nga.
-
Thị trường
Sản lượng lúa gạo toàn cầu được dự báo lập kỷ lục mới
18:17' - 11/12/2024
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa gạo toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong niên vụ 2024-2025, với Ấn Độ dẫn đầu về tăng trưởng sản lượng.
-
Thị trường
Cá ngừ tăng thị phần tại nhiều thị trường
10:45' - 11/12/2024
Sau thời gian sụt giảm xuất khẩu do tác động của các chính sách liên quan đến kích cỡ cá ngừ, cũng như biến động thị trường, cá ngừ Việt Nam đang lấy lại vị trí và tăng thị phần tại nhiều thị trường.
-
Thị trường
Cây mít giống tăng giá vào cuối vụ
09:20' - 11/12/2024
Hiện nay, giá mít giống tăng cao gấp đôi so với đầu vụ, mít ruột đỏ (loại ruột lá bầu) có giá từ 45.000 - 65.000 đồng/cây (tùy kích cỡ), mít siêu sớm có giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
-
Thị trường
Đức thiếu hơn nửa triệu lao động lành nghề phục vụ chuyển đổi năng lượng
08:03' - 11/12/2024
Nhiều doanh nghiệp Đức cho rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn do thiếu lao động lành nghề.
-
Thị trường
Lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ trên đà tăng lên mức kỷ lục
15:12' - 10/12/2024
Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF) ngày 9/12 cho biết các cảng bận rộn của Mỹ đã tăng cường hoạt động trong tháng 11 và tháng 12/2024, khi lượng hàng nhập khẩu có thể đạt kỷ lục mới.
-
Thị trường
Tiềm năng phát triển chợ vùng biên
17:29' - 09/12/2024
Cả 3 tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đều có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu.