Nga bác bỏ giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên
Phát biểu tại phiên họp của HĐBA LHQ liên quan đến việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản ngày 29/8, Đại sứ Nebenzya khẳng định: "Không thể dùng giải pháp quân sự cho các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi tin rằng tất cả các nghị quyết của HĐBA LHQ về Triều Tiên phải chỉ rõ điều này".
Đại sứ Nebenzya nói rõ: "Bình thường hóa tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đòi hỏi một cách tiếp cận vừa chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa của của Triều Tiên, vừa từ bỏ việc tăng cường lực lượng quân sự (Mỹ-Hàn Quốc), trong đó có Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), giảm quy mô các cuộc diễn tập quân sự".
Ông Nebenzya cũng lưu ý: "Những ý kiến của Nga-Trung Quốc, đã được trình bày dưới nhiều hình thức", có thể là lộ trình để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo ông, nên sử dụng các công cụ chính trị để kiểm soát tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley cho biết Washington sẽ không cho phép tình trạng “vô pháp” của Triều Tiên tiếp tục diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản vào sáng ngày 29/8.
Bà Haley cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản là hành động “hoàn toàn vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được”, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có biện pháp mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng.
Trong phiên họp khẩn cấp diễn ra tối 29/8 (theo giờ Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí lên án vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng không tiếp tục phóng thêm tên lửa.
Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố Mỹ đang xem xét tất cả các phương án để đáp trả Triều Tiên sau khi chỉ trích Bình Nhưỡng coi thường mọi các quốc gia trên thế giới.
Trong ngày 30/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiến hành điện đàm.
Theo thông báo của Nhà Xanh (tức Phủ Tổng thống Hàn Quốc), Tổng thống nước này Moon Jae-in cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua khu vực phía Bắc Nhật Bản đã lên tới mức độ “hành vi bạo lực” đối với quốc gia láng giềng.
Tổng thống Hàn Quốc nhất trí cần gia tăng sức ép lên mức tối đa đối với Triều Tiên nhằm buộc nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia đối thoại.
Ngoài ra, một quan chức Nhật Bản cho biết hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tìm kiếm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một cách mạnh mẽ hơn nhằm chống lại Bình Nhưỡng, sau vụ thử tên lửa ngày 29/8.
Phát biểu với báo giới, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yasutoshi Nishimura thông báo cũng trong cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo, Tổng thống Hàn Quốc cho biết ông chia sẻ mối quan ngại của người dân Nhật Bản liên quan tới vấn đề Triều Tiên và gọi các hành động khiêu khích của nước này là “một sự xúc phạm”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc "mọi phương án" đối với Triều Tiên
20:33' - 29/08/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Washington đang cân nhắc "mọi phương án" liên quan tới tình hình Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cảnh báo căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên "đỉnh điểm"
17:01' - 29/08/2017
Ngày 29/8, Trung Quốc cảnh báo căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã đến "đỉnh điểm" và kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế sau vụ bắn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên sang biển Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
HĐBA thông báo tiến hành họp khẩn sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
08:57' - 29/08/2017
Tiếp tục cập nhật thông tin về phản ứng của cộng đồng quốc tế sau vụ phóng tên lửa mới nhất sáng 29/8 của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông báo sẽ tiến hành họp về vụ việc này
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi UNESCO
21:29' - 22/07/2025
Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc): Bão Wipha có thể gây thiệt hại 255 triệu USD chỉ trong một ngày
18:15' - 22/07/2025
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tập trung chuyển đổi xanh và hiện đại hoá công nghệ để phát triển bền vững
15:18' - 22/07/2025
Kế hoạch Malaysia lần thứ 13 sẽ tập trung vào chuyển đổi xanh, hiện đại hóa các ngành công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng cường khả năng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chi 4,5 tỷ baht để triển khai chiến lược phát triển du lịch chất lượng
14:26' - 22/07/2025
Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách 4,5 tỷ baht (khoảng 139,5 triệu USD) để triển khai 22 sáng kiến chiến lược phát triển du lịch chất lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt mới về bằng sáng chế giữa EU và Trung Quốc
10:17' - 22/07/2025
Theo quyết định được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) đang có ưu thế liên quan tới tranh chấp thương mại với Trung Quốc về sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị biện pháp đáp trả khi Mỹ muốn tăng thuế quan
09:43' - 22/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) vẫn mong muốn có một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng khối này được cho là đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả khi Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Anh ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với OpenAI
09:12' - 22/07/2025
Chính phủ Anh vừa ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với công ty OpenAI nhằm mở rộng hợp tác nghiên cứu an ninh trí tuệ nhân tạo (AI) và xem xét khả năng đầu tư vào hạ tầng AI tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo doanh thu của Kênh đào Suez sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới
09:11' - 22/07/2025
Doanh thu từ Kênh đào Suez được dự báo sẽ tăng 89% từ 6,3 tỷ USD trong năm tài chính 2025-2026 lên 11,9 tỷ USD vào năm tài chính 2029-2030.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không vội ký các thỏa thuận thương mại trước ngày 1/8
21:51' - 21/07/2025
Mỹ sẽ không vội vàng ký kết các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8 - thời điểm các quốc gia liên quan có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nếu chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ.