Nga đề xuất cho phép các ngân hàng, công ty môi giới "ngoại" tham gia kinh doanh ngoại hối
Ngày 19/7, Bộ Tài chính Liên bang Nga đề xuất cho phép các ngân hàng và công ty môi giới từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia kinh doanh ngoại hối tại Nga.
Dự thảo nghị định của Chính phủ liên quan vấn đề này đã được Bộ Tài chính soạn thảo và công bố trên cổng thông tin dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật.
Tài liệu nói trên có đoạn: “Phê duyệt danh sách đính kèm các quốc gia và vùng lãnh thổ có các ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng nước ngoài) và các công ty môi giới nước ngoài được phép tham gia giao dịch có tổ chức bằng ngoại tệ và giao dịch có tổ chức khi các hợp đồng được ký kết, là các công cụ tài chính phái sinh, tài sản cơ bản là tiền tệ và (hoặc) lãi suất”.
Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đính kèm bao gồm: các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Brazil, Venezuela, Việt Nam, Gruzia, Hong Kong (Trung Quốc), Ai Cập, Israel, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Campuchia, Qatar, Trung Quốc, Cuba, Malaysia, Morocco, Mexico, Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Oman, Pakistan, Peru, Saudi Arabia, Serbia, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Philippines, Chile, Nam Phi. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký văn bản luật quy định khả năng cho phép các ngân hàng nước ngoài và các nhà môi giới từ các nước thân thiện tham gia kinh doanh ngoại hối tại Liên bang Nga.Luật trao quyền cho chính phủ Nga phê duyệt danh sách các khu vực pháp lý, tổ chức tín dụng và nhà môi giới có thể được phép tham gia giao dịch ngoại hối. Đồng thời, Ngân hàng trung ương Nga sẽ thiết lập các yêu cầu và hạn chế đối với việc chấp nhận giao dịch đó và liên quan đến giao dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga nêu điều kiện để tham gia trở lại Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
21:36' - 19/07/2023
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Nga chỉ đồng ý trở lại đối thoại về khôi phục sáng kiến ngũ cốc sau khi có các kết quả cụ thể trong việc thực hiện phần thỏa thuận liên quan đến Nga.
-
Phân tích - Dự báo
Singapore - nam châm "hút" các công ty công nghệ toàn cầu
05:30' - 18/07/2023
Singapore được biết đến nhiều nhất trong giới kinh doanh quốc tế với tư cách là trung tâm đặt trụ sở khu vực và đầu tư của các công ty đa quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ đề xuất áp thế 50% với EU
10:47'
Đồng USD giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/5 dưới áp lực bán tháo của giới đầu tư, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 1/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu Nhật Bản: Mối lo ngại mới cho trái phiếu Kho bạc Mỹ?
08:12'
Các chiến lược gia của Morgan Stanley cho hay trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 30 năm đang phát đi tín hiệu đáng lo ngại tới những công cụ nợ tương ứng của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:27' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì các cuộc họp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về rà soát các Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ sẽ ngừng sản xuất đồng 1 cent
15:40' - 23/05/2025
Tờ USA Today ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang giảm sản xuất đồng penny (đồng xu 1 cent) và cuối cùng sẽ ngừng đưa đồng xu này ra lưu hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản số Hàn Quốc tăng trưởng bùng nổ
06:00' - 23/05/2025
Các quan chức cho rằng sự gia tăng cả về số lượng người dùng và tổng tài sản nắm giữ là do giá tiền điện tử tăng trên toàn cầu, nhờ các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10' - 22/05/2025
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.