Nga nối lại cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, công ty Nord Stream AG - nhà điều hành tuyến đường ống Nord Stream, xác nhận nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống này đã khôi phục, mặc dù khối lượng có giảm, chỉ ở mức 30% so với mức tối đa.
Các nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt OPAL và NEL của Đức cho hay tại điểm tiếp nhận ở Greifswald (Đức), đã ghi nhận dòng khí đốt lúc 7h (theo giờ Moskva) ngày 21/7.
Trước đó, hãng tin DPA dẫn lời đại diện của Nord Stream AG cho hay khí đốt của Nga đã bắt đầu được đưa trở lại Đức qua đường ống Nord Stream vào sáng 21/7. Tuy nhiên, công ty này cũng cho biết cần một thời gian nữa đường ống dẫn khí đốt này mới hoạt động hết công suất.
Kể từ giữa tháng 6, đường ống Nord Stream chỉ hoạt động ở mức 40% công suất, tương đương khoảng 67 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Nguyên nhân là do các tuabin khí của Công ty Siemens Energy (Đức) không được bàn giao kịp thời sau khi sửa chữa do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nếu các tuabin khí của Nord Stream không được trả lại, đường ống này chỉ có thể bơm 30 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, thay vì 60 triệu m3 như hiện nay./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nga sẽ không bán dầu nếu giá trần thấp hơn chi phí sản xuất
11:05' - 21/07/2022
Theo Phó Thủ tướng Alexander Novak, Nga sẽ không xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường thế giới nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Gazprom không đảm bảo Dòng chảy phương Bắc 1 vận hành suôn sẻ
07:43' - 14/07/2022
Ngày 13/7, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết không thể đảm bảo hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ vận hành tốt.
-
Phân tích - Dự báo
Lo ngại của Đức liên quan đến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1
05:30' - 13/07/2022
Kế hoạch bảo trì đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (NS1) dẫn nguyên liệu thô từ Nga đến Đức dọc theo đáy Biển Baltic chưa bao giờ thu hút được sự chú ý như hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.