Ngân hàng Việt đầu tiên ứng dụng Chạm điện thoại để thanh toán
Tap to phone cho phép đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng như một thiết bị POS để thanh toán không tiếp xúc. Cùng với giải pháp Rapid Seller Onboarding - Phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể hoàn tất cài đặt, đăng ký trực tuyến để trở thành đơn vị chấp nhận thẻ dễ dàng.
Tính năng chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động sử dụng công cụ phát triển phần mềm (SDK), được Sacombank tích hợp trên ứng dụng mMerchant - ứng dụng di động dành riêng cho các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai các hình thức thanh toán nhanh chóng và tiện lợi. Hiện Tap to phone đã được áp dụng đối với các thiết bị di động hệ điều hành Android có hỗ trợ công nghệ kết nối không dây tầm ngắn NFC và trong tương lai sẽ được mở rộng thêm đối với hệ điều hành iOS.Giải pháp này đáp ứng yêu cầu hiệu quả về chi phí và khả năng nhận thanh toán không tiếp xúc cho các đơn vị chấp nhận thẻ và các doanh nghiệp cần nhiều điểm chấp nhận thanh toán di động như công ty bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa thu tiền tại nhà, nhà hàng ăn uống thanh toán tại bàn, tiểu thương… mà không cần phải lắp đặt thêm các thiết bị phần cứng, đường truyền, đồng thời vẫn đảm bảo tính an toàn bảo mật.
Sau khi nhập số tiền, người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng thẻ contactless mang thương hiệu Visa chạm vào thiết bị di động của bên bán là hoàn tất giao dịch. Chủ thẻ không cần ký tên vào hóa đơn dưới 1 triệu đồng. Đối với hóa đơn trên 1 triệu đồng, bên bán sẽ hướng dẫn chủ thẻ ký tên trên màn hình thiết bị di động và nhập email để nhận hóa đơn điện tử.
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam, Prudential Việt Nam và Công ty cổ phần Tiki là những đối tác đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại này.Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng giám đốc Sacombank cho biết: “Sự hợp tác lần này giữa Sacombank và Visa đã đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới áp dụng quy trình hoàn toàn tự động khép kín cho việc phê duyệt một nhà bán hàng đến chấp nhận thanh toán thẻ.
Với thế mạnh trong hoạt động bán lẻ cùng với hệ khách hàng phong phú từ doanh nghiệp bảo hiểm, thương mại điện tử đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh… giải pháp này sẽ giúp khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng tiềm năng của Sacombank tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí vận hành, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi thanh toán không tiền mặt, đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế”.
Theo các khảo sát của Visa trong năm 2020, kết nối thông minh đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam với hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán và hơn 40% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc. Bên cạnh đó, với 129,5 triệu thuê bao di động - hơn một nửa trong số đó sử dụng 3G và 4G - cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về các giải pháp thanh toán kỹ thuật số của người tiêu dùng.Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động là một giải pháp tiết kiệm và dễ sử dụng để chuyển sang kỷ nguyên không tiếp xúc, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng gia tăng sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số sau dịch COVID-19.Giải pháp này không chỉ hữu ích cho hoạt động thanh toán tại cửa hàng mà còn có thể được sử dụng khi giao hàng, giúp người tiêu dùng thanh toán không tiếp xúc ngay tại nhà khi nhận hàng”.
Dịch vụ giao hàng tận nhà đã được 87% người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng, trong đó 64% người tiêu dùng cho biết họ thực hiện thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, điều này cho thấy thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động là một giải pháp thanh toán lý tưởng cho Tiki trong việc thực hiện dịch vụ giao hàng không tiếp xúc tận nhà.
Bà Nguyễn Thị Ánh Vân – Giám đốc Tài chính của Tiki chia sẻ: “Hiện nay, tỉ lệ thanh toán không tiền mặt trên Tiki chiếm hơn 40%, là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung trong thương mại điện tử.Từ năm 2019, Tiki đã triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt qua máy mPOS khi giao hàng, nhằm giúp khách hàng giải tỏa sự bất tiện của việc mang theo tiền mặt, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thói quen thanh toán không tiền mặt.
Và đến nay, chúng tôi rất vui mừng khi hai đối tác chiến lược Visa và Sacombank tiếp tục mang đến giải pháp thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động. Đây là động lực to lớn góp phần hướng đến xã hội không tiền mặt tại Việt Nam. Giải pháp này còn mang đến sự tiện lợi và an toàn cho đội ngũ giao vận của Tiki khi phục vụ khách hàng tại các tỉnh thành lớn trên toàn quốc”.
Cùng ngày, Sacombank và Visa còn kết hợp để ra mắt tính năng NFC - Thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động – dành cho khách hàng sử dụng ứng dụng Sacombank Pay trên điện thoại di động hệ điều hành Android có hỗ trợ công nghệ kết nối NFC. Tính năng này cho phép người dùng biến điện thoại di động thành thẻ phi vật lý để thanh toán không tiếp xúc trên máy POS NFC hoặc thiết bị di động có tính năng Tap to phone mà không cần phải mang theo thẻ Visa.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Sacombank nhận 2 giải thưởng về bán lẻ và ngân hàng số
16:28' - 27/11/2020
Sacombank vinh dự được nhận 2 giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu” tại lễ trao giải thường niên Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu.
-
Ngân hàng
Nhiều ưu đãi cho chủ thẻ quốc tế Sacombank vào Black Friday
07:50' - 27/11/2020
Nhân dịp Black Friday, chủ thẻ tín dụng và thanh toán cá nhân quốc tế Sacombank được hưởng ưu đãi đặc biệt khi mua sắm tại các trung tâm thương mại Vincom.
-
Ngân hàng
Ưu đãi cho khách hàng đăng ký mới Sacombank Pay
19:02' - 11/11/2020
Từ nay đến hết ngày 30/11/2020, Sacombank triển khai chương trình khuyến mãi “Thêm bạn thêm vui – Gấp đôi quà tặng”.
-
Ngân hàng
Ưu đãi đặc biệt với thẻ doanh nghiệp Visa Sacombank
20:00' - 10/11/2020
15 doanh nghiệp có doanh số giao dịch thẻ tín dụng cao nhất và 15 doanh nghiệp có doanh số giao dịch thẻ thanh toán cao nhất sẽ nhận được 1 vali du lịch Rimowa Classic Cabin trị giá 27 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,