Ngành da giầy cần làm gì để tận dụng lợi thế mà các FTA đem lại?
Da giày, túi xách là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, hàng năm mang về hàng chục tỷ USD cho Việt Nam. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế suy thoái ở một số thị trường nhập khẩu chính đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất khẩu của ngành đồng thời đặt ra những thách thức mới.
Đó là nội dung chính được bàn thảo tại Hội nghị xúc tiến xuất khẩu da giày 2016, do Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Da, Giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14/7.
Khó cả “ngoại” lẫn “nội”
Theo đánh giá của Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, ngành da giày hiện là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, hiện chiếm 8-10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cả nước.
Trong năm 2015, xuất khẩu da giày của cả nước đạt 14,88 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2014. Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về trị giá, chỉ sau Trung Quốc và Italia.
Tuy nhiên, bước sang năm 2016, tình hình thế giới và trong khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit) có khả năng gây thiệt hại tới kinh tế khu vực EU và nền kinh tế toàn cầu do biến động thị trường tài chính, tác động đến đầu tư.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này cũng không khỏi bị ảnh hưởng, trong đó có da giày, túi xách.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da, giày, Túi xách Việt Nam, hàng năm, Việt Nam sản xuất khoảng 900 triệu đôi giày các loại, trong đó có tới 90% sản phẩm là dành cho xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày, túi xách là EU, do đó việc suy thoái ở thị trường này ảnh hưởng lớn đến ngành.
Điều này thể hiện rất rõ qua số liệu thống kê tốc độ phát triển của ngành da giày, túi xách trong 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt trên 7%, trong khi con số này trong năm 2015 là 16%. Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, túi xách trong năm 2016 theo đó cũng phải điều chỉnh giảm xuống còn 16,5 tỷ USD, thay vì 17,4 tỷ USD như đã dự báo đầu năm.
Không chỉ gặp khó khăn ở một số thị trường chính, tình hình tiêu thụ nội địa cũng gặp nhiều khó khăn. Số liệu do Vụ Công nghiệp nhẹ cung cấp cho thấy, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/năm, nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40% nhu cầu.
“Sản phẩm giày dép "Made in Vietnam" tiêu thụ trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc thấp và trung cấp, phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, các sản phẩm nhập ngoại chiếm tới 50-60% thị phần.
Sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp có nhưng ít và hiện vẫn bị lép vế trước các thương hiệu lớn trên thế giới”, bà Trương Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho biết.
Mặt khác, sản phẩm của các doanh nghiệp ngay khi rời xưởng ra thị trường "nội" đã phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường chọn giải pháp an toàn tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, còn sản xuất hàng tiêu thụ nội địa chỉ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khắc phục điểm yếu
Theo ông Diệp Thành Kiệt, trong bối cảnh hiện nay, để ngành da giày tăng trưởng chỉ có 2 giải pháp chính. Trước hết, thông qua TPP, các FTA với các nước mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là với EU, để tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Việc tăng trưởng này không dựa vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà “ăn” vào thị phần của các nước khác không có điều kiện xuất khẩu như Việt Nam.
“Mặc dù các hiệp định được dự báo có hiệu lực chậm trễ so với dự kiến, tuy nhiên cũng chỉ còn thời gian vài năm để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để tăng hàm lượng giá trị nội vùng.
Để tận dụng các ưu đãi từ các FTA mang lại, doanh nghiệp phải chủ động được nguồn nguyên liệu, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được các vấn đề về môi trường, lao động, nâng cao tự động hóa trong sản xuất và có những sản phẩm đặc trưng chỉ riêng Việt Nam có”, ông Kiệt cho biết.
Tiếp đó, đại diện lãnh đạo Lefaso cho rằng, để tránh sự bị động, sản xuất theo chỉ định của đối tác khi tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động trong chuỗi liên kết nội địa, giúp doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước.
Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng đã manh nha hình thành chuỗi liên kết nội địa, mua nguyên liệu từ các nhà cung ứng nội địa và bán hàng trong các chuỗi phân phối nội địa đang được Lefaso khuyến khích, tạo điều kiện.
Lâu nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã quan tâm đầu tư nguyên phụ liệu nhưng manh mún, nhỏ lẻ do chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi thiết thực. Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã ra đời, song để hiện thực hoá cần thông tư hướng dẫn và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, hiện tại, một số chính sách của Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn còn chưa thuyết phục được các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như chính sách về vay vốn tín dụng hay chính sách về đất đai.
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế này, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, soạn thảo Luật phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm nâng cao tính pháp lý cho lĩnh vực này.
Về phía Hiệp hội, Lefaso đã làm việc với Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư vào một số dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sản phẩm mới, nâng dần giá trị sản phẩm da giày, túi xách Việt Nam.
Sắp tới đây, Hiệp hội cũng khai trương một trung tâm cho ngành da giày, túi xách Việt Nam với 3 chức năng chính: Trưng bày các nguyên phụ liệu trong nước; đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm nghiên cứu về môi trường.
Trung tâm này được xây dựng nhằm kết nối các doanh nghiệp trong ngành giải quyết những “mắt xích” quan trọng để tận dụng tối đa những ưu đãi mà các FTA mang lại cho ngành da giày, túi xách./.
- Từ khóa :
- Ngành da giầy
- FTA
- xuất khẩu da giầy
- Bộ Công Thương
Tin liên quan
-
DN cần biết
TPP mang lại nhiều cơ hội lớn cho ngành da giầy Việt Nam
15:33' - 19/01/2016
Năm 2016, với những cơ hội từ các FTA, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), giá trị xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 15-20%.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.