Xuất khẩu dệt may, da giày phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI
Ngày 8/9, theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và da giầy tiếp tục trên đà tăng trường.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng đạt 18,34 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, sản xuất của ngành dệt may tháng 7 năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốt chủ yếu nhờ cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường từ hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại như Hiệp định CPTPP (thông qua tháng 3 năm 2018) với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc ”từ sợi trở đi”; cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào ngày 30/6/2019 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này. Các thị trường trọng điểm vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 7 tỷ USD, tăng 10%; xuất khẩu sang các thị trường CPTPP đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9%, xuất khẩu sang EU đạt 1,95% USD tăng 5%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 694 triệu USD, tăng 10%. Các thị trường khác như Nga, Campuchia... đều có sự tăng trưởng mạnh đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa các thị trường. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam năm nay đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD. Thị trường lớn nhất vẫn là thị trường Mỹ chiếm khoảng 42% trong tổng xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào các thị trường thế giới. Thị trường thứ hai là EU, chiếm khoảng 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%.Thị trường thứ ba là Nhật Bản chiếm 19,5%. Thị trường thứ tư là Hàn Quốc chiếm 14% so với mục tiêu đặt ra của ngành. Còn lại các nước khu vực Trung Đông,.. là một trong những thị trường mới của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành da - giày cũng bắt đầu vào chu kỳ tăng trưởng theo thông lệ hàng năm. Sản lượng giầy, dép da 7 tháng đầu năm 2019, đạt 161,4 triệu đôi, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Theo đánh giá chung của Bộ Công Thưng, hai ngành công nghiệp dệt may, da giày của Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Trong dài hạn, các doanh nghiêp cần có giải pháp đi sâu vào chuỗi giá trị, bởi những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần và gặp áp lực cạnh tranh lớn từ Campuchia, Bangladesh. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may và da giầy Việt Nam cần liên kết, chia sẻ với nhau cũng như liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đang là thành viên để tận dụng các ưu đãi mang lại./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, da giày đáp ứng yêu cầu về an toàn nhà máy
13:30' - 06/08/2019
Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) đã hợp tác với một số nhãn hàng và nhà phân phối xây dựng nên bộ tiêu chuẩn chung về yêu cầu an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng dệt may Việt Nam liệu có tiến sâu được vào thị trường EU?
11:24' - 06/08/2019
Dù là một khu vực thị trường chung nhưng phong cách thời trang ở mỗi quốc gia thành viên trong EU lại khác nhau, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực thay đổi sản xuất thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sẽ có làn sóng dịch chuyển ngành da giày nước ngoài sang Việt Nam
07:57' - 03/08/2019
Sau khi EVFTA có hiệu lực nhiều khả năng sẽ có làn sóng dịch chuyển sản xuất ngành da giày từ nước ngoài sang Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may chủ động nắm bắt quy định quy tắc xuất xứ
15:49' - 02/08/2019
Dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ được những cơ hội mà EVFTA mang lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
“Tấm vé” đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại
10:50' - 27/04/2025
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng được xem là “tấm vé” thông hành để các sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại trên cả nước.
-
Hàng hoá
Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
17:29' - 26/04/2025
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tập trung nguồn lực đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu trên từng địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước áp lực của cuộc chiến thuế quan và nguồn cung dôi dư
15:04' - 26/04/2025
Kết thúc phiên 25/4, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 32 xu lên 66,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 1,6%.
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35' - 26/04/2025
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15' - 26/04/2025
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14' - 26/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả