Ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững
Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới với nhiều tiềm năng và cam kết phát triển bền vững. Việc "xanh hóa" ngành dệt may được cho là lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế sang Việt Nam đầu tư được coi là cơ hội để thúc đẩy ngành dệt may phát triển mạnh mẽ.
Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang áp dụng những vật liệu thân thiện với môi trường, gồm: bông hữu cơ, polyester tái chế và Tencel… Trong khi đó, nhiều thương hiệu toàn cầu sản xuất tại Việt Nam cam kết thực hiện “Hiến chương ngành thời trang về hành động vì khí hậu” với mục tiêu đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Ngoài tính bền vững, ngành dệt may Việt Nam còn áp dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế và sản xuất. Trong toàn ngành dệt may, nhà đầu tư chú trọng tập trung tối ưu hóa năng lực sản xuất, hợp lý hóa chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, xu thế “xanh hóa” đang trở nên tất yếu đối với tất cả các khâu cũng như các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may. "Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng nhà máy trên 3 tiêu chí lớn.
Tiêu chí thứ nhất là môi trường sản xuất xanh, chúng tôi cố gắng xây dựng môi trường sản xuất mà các tòa nhà đều được chứng chỉ tòa nhà xanh theo tiêu chuẩn của Mỹ. Thứ hai là chúng tôi muốn sản xuất thân thiện, về nguyên liệu đầu vào được sử dụng bằng những nguyên liệu có thể tái chế hoặc những nguyên liệu rất thân thiện. Điểm thứ ba, chúng tôi tập trung vào môi trường xanh, chúng tôi tập trung rất nhiều vào chuyển đổi, đặc biệt là nguyên nhiên liệu đầu vào..."- ông Thân Đức Việt cho biết thêm.
Mới đây Tập đoàn Weixing đã đâu tư nhà máy nguyên phụ liệu may mặc SAB tại Thanh Hóa với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm. Đây được xem là nhà máy hiện đại nhất thế giới hiện nay với tiêu chí nhà máy xanh, tự động hóa, giảm khí thải nhà kính…Năm vừa qua, Công ty TNHH Jehong Textile Việt Nam đã khởi công xây dựng Nhà máy nhuộm không nước Jehong Textile Enunic tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, Nam Định, trị giá hơn 6 triệu USD; công suất trung bình 16,5 triệu m/năm.
Đáng chú ý, Tập đoàn Texhong cũng đầu tư nhà máy sợi công suất 2,5 triệu cọc sợi. Tập đoàn New Wide đầu tư nhà máy sản xuất vải và công ty Bros Eastern đầu tư nhà máy sợi màu Brotex ở Khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh với hơn 1 triệu cọc sợi. Công ty Shundao đầu tư tại Long An 4 nhà máy sợi công suất 50.000 tấn sợi/năm và 2 nhà máy nhuộm công suất 20.000 tấn/năm.
Thị trường dệt may gia dụng Việt Nam được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng ổn định là 2,4% từ năm 2024 – 2032. Bên cạnh đó, ngành được thúc đẩy nhờ nhu cầu hàng dệt may gia dụng hiện đại và hợp xu hướng ngày càng tăng, cùng sự phát triển của thương mại điện tử và các chính sách ưu đãi của chính phủ. Để phát triển bền vững, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn từ 2031-2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới. Giải pháp chính của ngành dệt may thời gian tới hướng đến từ việc đầu tư cho phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; trong đó, thu hút các dự án dệt, nhuộm hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp; đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; chuyển đổi số, đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may... Điều này tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp trên toàn bộ chuỗi giá trị dệt may toàn diện của Việt Nam.- Từ khóa :
- dệt may
- xanh hóa
- giảm phát thải
- phát triển bền vững
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dệt may Bắc Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump ngừng áp thuế
15:41' - 04/03/2025
Theo thống kê, Mexico xuất khẩu hàng dệt may và quần áo với tổng trị giá 9 tỷ USD sang Mỹ và hiện là thị trường cung cấp hàng dệt may lớn thứ tư, hàng may mặc lớn thứ sáu cho quốc gia láng giềng này.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may chủ động kịch bản ứng phó trước rủi ro thương mại
16:34' - 03/03/2025
Thị trường ngành may có những tín hiệu phục hồi của thị trường trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên từ quý III/2025 có dấu hiệu chững lại.
-
Doanh nghiệp
Công ty dệt may lớn nhất Indonesia phá sản
08:24' - 01/03/2025
Công ty dệt may lớn nhất Indonesia Sri Rejeki Isman (Sritex) sẽ ngừng mọi hoạt động của nhà máy ở Trung Java vào ngày 1/3 tới, sau khi Tòa tối cao đưa ra phán quyết phá sản do không trả được nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi hành “Đoàn tàu Thống Nhất” nối liền non sông một dải
22:05' - 29/04/2025
Thời điểm hai đoàn tàu gặp nhau lúc 12 giờ 40 phút ngày 30/4/2025 là khoảnh khách vô cùng đáng nhớ, đúng ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:44' - 29/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp sang tham dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia
18:41' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Sen để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Nhân dân Campuchia.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch nước Cuba
17:52' - 29/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Salvador Valdes Mesa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba đang có chuyến thăm Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại
17:09' - 29/04/2025
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
17:07' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe hơn 4 km dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát
14:51' - 29/04/2025
Sáng 29/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, qua đó phấn đấu hoàn thành toàn dự án vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre
14:51' - 29/04/2025
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tổ chức lễ đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31' - 29/04/2025
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.