Ngành dệt may Việt Nam hướng tới sản xuất thông minh
Để giúp các doanh nghiệp dệt may chủ động hơn trong tiến trình tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngày 13/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức Hội thảo sản xuất thông minh hướng tới phát triển bền vững trong ngành dệt may.
Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam, được thông qua biên bản ghi nhớ hợp tác song phương tại Cuộc họp Uỷ ban hỗn hợp Hàn Quốc - Việt Nam ngày 7/2/2016 tại Seoul, Hàn Quốc. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tham gia vào kỷ nguyên số, và cách mạng 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Tại hội thảo các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc với các tư vấn sâu về hệ thống nhuộm, hệ thống quản lý vải thông minh, chuyển đồi công nghệ số và thiết kế 3D trong ngành thời trang, các xu thế phát triển bền vững trong ngành may mặc… Đây là những đề tài mới và thiết thực với ngành dệt may.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ tư của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng từ 979 triệu USD (năm 2011) tăng lên 2,28 tỷ USD (năm 2016). Ngược lại năm 2016 Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều vải và nguyên liệu dệt may từ Hàn Quốc.
Tại hội thảo, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, định hướng của VITAS là nỗ lực đổi mới doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0 về sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số đã diễn ra được vài năm, ngành dệt may cũng không tránh khỏi xu hướng này của thế giới.Do vậy, giải pháp nhà máy thông minh trong ngành may mặc được kỳ vọng mang tới những lợi ích: tăng năng suất, định lượng sản xuất, cắt giảm chi phí, quản lý nhân sự hiệu quả, cải thiện môi trường làm việc.
Theo dự báo, cuộc công nghiệp lần thứ 4 sẽ có tốc độ phát triển đột biến trong thời gian tới. Vì vậy, việc nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại có ý nghĩa quyết định đối với những ngành sử dung nhiều lao động, song người lao động lại bị dễ thay thế bằng máy móc như ngành dệt may.Cách mạng về đổi mới và sáng tạo có thể bắt đầu từ đâu và như thế nào là một chủ đề nóng đã được thảo luận rất nhiều trong thời gian qua./.
>>>Dệt may Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” đầu tư vào công nghệ
>>>Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2017: Tăng mạnh nhưng chưa bền vững
- Từ khóa :
- dệt may
- 4
- 0
- vitas
- hiệp hội dệt may việt nam
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Dệt may Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” đầu tư vào công nghệ
18:24' - 29/06/2017
Đầu tư công nghệ sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh với các cường quốc xuất khẩu dệt may lớn của thế giới.
-
Chuyển động DN
Công nghiệp 4.0 - cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam
20:32' - 23/05/2017
Công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn với ngành dệt may Việt Nam bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động ở mức độ đào tạo đơn giản.
-
Doanh nghiệp
Kết nối giao thương dệt may Việt Nam - Ấn Độ
19:29' - 11/05/2017
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác, Chính phủ Ấn Độ sẽ tài trợ kinh phí cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang khảo sát thị trường và tham dự Hội chợ dệt may quốc tế tại Ấn Độ.
-
DN cần biết
Cơ hội cho ngành dược và dệt may Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực
18:34' - 16/02/2017
Ngành dược và dệt may là hai ngành công nghiệp của Việt Nam có nhiều cơ hội bứt phá khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (dự kiến vào năm 2018).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.