Ngành năng lượng thế giới đang thất thế trước lĩnh vực công nghệ
Giá cổ phiếu của Chevron đã tăng 3% trong phiên 3/2, nhỉnh hơn một chút so với mức tăng giá của cổ phiếu Shell Plc một ngày trước đó. Trong khi đó, giá cổ phiếu của công ty dầu khí hàng đầu Exxon, công ty đang kiếm được nhiều tiền từ việc phát hiện dầu ở Guyana, đã giảm 0,4%.
Dầu thô vẫn là sản phẩm có nhu cầu cao bất chấp những nỗ lực chuyển đổi, với mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng cho đến năm 2030 và có lẽ còn hơn thế nữa. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như không quan tâm. Lĩnh vực năng lượng chỉ chiếm 3,7% trong chỉ số S&P 500.
Các nhà đầu tư cổ phần dường như đang gửi một thông điệp rõ ràng rằng “Big Tech” là tương lai, còn “Big Oil” là quá khứ. Họ có lí do để nghĩ như vậy bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây mang lại tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong nhiều thập niên, trong khi việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng ít carbon hơn đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với các công ty dầu mỏ lớn.Tính chất chu kỳ của giá dầu và sự phụ thuộc vào nguồn cung hạn chế từ Saudi Arabia để thúc đẩy thị trường, có nghĩa là các nhà đầu tư coi dòng tiền của các công ty dầu mỏ dễ biến động hơn so với các đối thủ trong lĩnh vực công nghệ.
Theo giới phân tích, giá năng lượng ở châu Âu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, do ngày càng có nhiều sản phẩm dầu mỏ và tàu chở dầu thô chuyển hướng khỏi Biển Đỏ và Kênh đào Suez. Các chuyến hàng vận chuyển dài hơn đối với các thùng dầu ở Trung Đông thay thế dòng chảy dầu từ Nga sang châu Âu đã gây ra các vấn đề về nguồn cung. Điều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong hoạt động giao thương của châu Âu và thúc đẩy các nhà cung cấp dầu thô của Lưu vực Đại Tây Dương bao gồm Mỹ và Brazil (Bra-xin). Sự chậm trễ trong việc giao hàng - bao gồm các sản phẩm dầu thô, dầu diesel và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - tùy theo loại hàng hóa được vận chuyển. Tàu vận chuyển LNG di chuyển nhanh hơn tàu chở dầu vì chúng nhẹ hơn và có thể di chuyển với tốc độ 21 hải lý/giờ so với 12-13 hải lý/giờ của tàu chở dầu thô. Trước khi Biển Đỏ bị gián đoạn, một tàu chở dầu từ Jamnagar, Ấn Độ đến Rotterdam, Hà Lan sẽ phải mất 24 ngày. Đi thuyền qua Mũi Hảo Vọng, thời gian của chuyến đi tương tự đã tăng lên 42 ngày. Ông Katona cho biết, dự kiến các tàu chở dầu trên thị trường giao ngay sẽ chứng kiến giá cước vận tải tăng và lưu ý rằng trong vài ngày qua số tàu chở dầu chở “sản phẩm sạch” như dầu diesel và xăng đã tăng lên. Trong khi đó, theo dữ liệu từ dự án OpenNEM - nền tảng theo dõi nguồn cung điện của Australia, các nguồn năng lượng tái tạo trong năm 2023 đã đáp ứng gần 40% nhu cầu điện trên toàn quốc, đưa quốc gia này tiến gần hơn đến nửa chặng đường đạt mục tiêu 82% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Dữ liệu từ OpenNEM cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm điện Mặt Trời quy mô lớn và nhỏ, kết hợp với điện gió, đang ngày càng đóng góp nhiều hơn đối với nhu cầu tiêu thụ điện của người dân Australia kể từ tháng 1/2023 – 1/2024, với tỷ lệ trung bình là 38,4% trong hệ thống lưới điện quốc gia.Tỷ lệ trên của năm 2023 đã tăng cao hơn so với mức trung bình trên 35% của một năm trước đó, trong đó tỷ lệ năng lượng Mặt Trời áp mái đã tăng lên mức trung bình hàng năm là 11,7%, hệ thống năng lượng Mặt Trời quy mô lớn tăng lên 6,6% và điện gió tăng lên 13,2%.
Theo OpenNEM, các nguồn năng lượng tái tạo được ghi nhận đạt công suất tổng thể cao nhất trên toàn quốc trong năm 2023 là vào giữa mùa Xuân (tháng 10/2023), với tỷ lệ chiếm 46% công suất lưới điện quốc gia.Bang Victoria, Nam Australia và Tây Australia là các bang đi đầu về tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo, trong đó có thời điểm năng lượng Mặt Trời trên mái nhà đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện của Nam Australia và 2/3 của bang Victoria vào cuối năm 2023.
Trong khi đó, công ty phân tích Enverus công bố số liệu cho hay các vụ thâu tóm đình đám của các tập đoàn dầu khí đã đưa giá trị các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng tại Mỹ năm 2023 lên mức kỷ lục 192 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2022. Các vụ thâu tóm tại lòng chảo dầu đá phiến Permian nằm ở Tây Texas và New Mexico, mỏ dầu lớn nhất của Mỹ, tăng mạnh trong hai năm qua, khi giá dầu cao do nhu cầu mạnh sau xung đột tại Ukraine và các nhà sản xuất tìm kiếm các giếng dầu để đảm bảo nguồn cung trong tương lai. Ba thỏa thuận đang chờ là thỏa thuận Exxon Mobil mua Pioneer Natural Resources, Chevron mua Hess và Occidental Petroleum's mua CrownRock đã đưa giá trị thỏa thuận trong quý IV/2023 lên 144 tỷ USD, mức kỷ lục đối với bất kỳ quý nào và bất kỳ năm nào. Phó Chủ tịch Enverus, Andrew Dittmar, cho rằng lĩnh vực dầu khí đang diễn ra làn sóng hợp nhất chưa từng có như những năm cuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000. Theo ông Dittmar, xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay, cho thấy khả năng thoái vốn từ nhà sản xuất dầu khí đá phiến Endeavor Energy. Reuters tháng trước đưa tin công ty có trụ sở tại Midland, Texas này có thể được định giá 25-30 tỷ USD nếu được bán. Trong năm 2023, các vụ mua lại các tài sản về sản xuất dầu mỏ nổi trội hơn cả. Có tổng cộng khoảng 186 tỷ USD giá trị các thỏa thuận như vậy trong năm ngoái, với đề nghị của Exxon mua lại Pioneer là lớn nhất, với 65 tỷ USD.Exxon Mobil Corp. và Chevron Corp. đang tạo ra lợi nhuận chưa từng thấy kể từ thời hoàng kim hơn một thập kỷ trước, khi các cổ đông nhận được tới 58,7 tỷ USD cổ tức trong năm 2023 và thậm chí nhiều hơn nữa vào năm 2024, ngay cả khi giá dầu thô giảm. Tuy nhiên, các công ty năng lượng lớn cũng đang phải nỗ lực phát triển trước sự nổi lên của các doanh nghiệp công nghệ.Tin liên quan
-
DN cần biết
Itochu lấn sân sang kinh doanh năng lượng Mặt Trời tại Mỹ
13:52' - 05/02/2024
Công ty Itochu của Nhật Bản đã mở rộng phát triển các dự án điện Mặt Trời quy mô lớn tại Mỹ trong bối cảnh dự đoán nhu cầu về nguồn năng lượng của Mỹ sẽ tăng lên nhờ một phần trợ cấp của chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hình thành Trung tâm năng lượng tái tạo tại Bà Rịa-Vũng Tàu
20:35' - 04/02/2024
Đến nay, PTSC có đủ kinh nghiệm, phương tiện, trang thiết bị và chủ động được việc khảo sát ngoài khơi; cung cấp hầu hết các dịch vụ cho ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi, trừ cánh và tua-bin.
-
Kinh tế Thế giới
Nga theo sát tác động của căng thẳng Biển Đỏ tới thị trường năng lượng
10:16' - 02/02/2024
Thứ trưởng phụ trách chính sách năng lượng của Nga, ông Alexander Novak, ngày 1/2 cho biết Nga đang theo dõi sát sao tác động từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ đối với thị trường năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại nhu cầu năng lượng lao dốc
08:55' - 30/01/2024
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/1, do lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hướng đi bền vững cho thị trường vốn châu Á
06:30' - 01/12/2024
Theo tờ The Straits Times, châu Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn, khi chuyển sang mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và Singapore có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ và tham vọng trở thành “siêu cường bitcoin của thế giới”
05:30' - 01/12/2024
Tại một hội nghị về bitcoin hồi mùa Hè vừa qua, ông Trump đã hứa sẽ thiết lập kho dự trữ chiến lược bitcoin sau khi đắc cử và xây dựng Mỹ thành “siêu cường bitcoin của thế giới”.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.