Ngành nông nghiệp Argentina: Đằng sau "phép màu" tăng trưởng
Tuy nhiên, tác động của các loại hóa chất và hạt giống biến đổi gen kích thích sự bùng nổ của ngành nông nghiệp Argentina đã lan rộng chứ không chỉ giới hạn trong các cánh đồng chuyên canh đậu nành, bông và ngô.
"Phép màu" tăng trưởng
Năm 1996, Argentina là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ biến đổi gen trong sản xuất nông nghiệp, cho ra đời các sản phẩm đậu nành, ngô và sợi bông biến đổi gen.
Từ thời điểm đó, Argentina đã đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm biến đổi gen và trở thành nước sở hữu các vụ mùa được áp dụng công nghệ sinh học lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau Mỹ và Brazil.
Năm 2011, sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen mang lại cho quốc gia này khoảng 72,6 tỷ USD, đồng thời tạo ra khoảng 1,8 triệu việc làm cho thị trường lao động. Trong đó, sản phẩm đậu nành biến đổi gen đóng góp 65,4 tỷ USD, và được gọi là “phép màu” tăng trưởng cho kinh tế Argentina.
Khi bước vào thị trường của quốc gia Nam Mỹ “màu mỡ” này, công ty công nghệ sinh học Monsanto (Mỹ) cam kết rằng việc sử dụng các hạt giống biến đổi gen và hóa chất diệt cỏ đã được cấp bằng sáng chế của họ sẽ giúp tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu việc sử dụng thuốc diệt cỏ.
Ngày nay, toàn bộ đậu nành của Argentina và gần như toàn bộ ngô và bông của nước này là loại biến đổi gen, với diện tích trồng đậu nành lên đến 19 triệu ha.
Ban đầu, việc sử dụng hoá chất nông nghiệp có giảm đi, song tình hình đảo ngược nhanh chóng khi con số này tăng gấp 9 lần từ 34 triệu lít năm 1990 lên hơn 317 triệu lít ngày nay, do người nông dân tăng vụ mùa và mở rộng diện tích canh tác. Một nguyên nhân khác là cỏ dại ngày càng trở nên kháng thuốc, nhất là kháng các loại hóa chất dùng cho cây trồng biến đổi gen trên quy mô lớn.
Vì vậy, ngay cả khi glyphosate được coi là một trong những hoạt chất diệt cỏ an toàn và phổ biến tại nhiều nước, người nông dân lại sử dụng chúng với nồng độ cao hơn và trộn với những hoạt chất độc hại hơn, ví dụ như 2,4-D (một trong hai hoạt chất được dùng để chế tạo chất độc da cam-dioxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam).
Tuy nhiên, Argentina không áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia đối với sử dụng hóa chất nông nghiệp mà lại giao việc kiểm soát vấn đề này cho chính quyền tỉnh và thành phố tự trị. Kết quả là hàng loạt quy định bị “ngó lơ” khiến con người và môi trường chịu hậu quả nghiêm trọng vì phơi nhiễm với hóa chất độc hại.
Hầu hết các chính quyền tỉnh ở Argentina cấm phun thuốc diệt cỏ và các hóa chất nông nghiệp khác ở gần khu vực nhà dân và trường học, với khoảng cách từ 50 m đến 3 km. Tuy nhiên, hãng tin AP (Mỹ) đã phát hiện nhiều trường hợp cây đậu nành được trồng khá gần nhà ở hoặc trường học, hay tìm thấy hóa chất trộn lẫn được chuyển lên máy kéo trong các khu dân cư.
AP cũng ghi nhận tình trạng phun thuốc tràn lan bằng những phương pháp trái luật khiến chúng phân tán vào trường học và nhà cửa, lắng đọng vào nguồn nước; nông dân tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật mà không có dụng cụ bảo vệ; dân làng trữ nước trong các thùng chứa hóa chất mà đáng lẽ phải bị phá hủy sau khi sử dụng.
... và cái giá không nhỏ
Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm không khí, nguồn nước lâu dài là nguyên nhân đằng sau tình trạng gia tăng số lượng các loại bệnh lý trên toàn quốc. Theo Tiến sĩ Medardo Avila Vazquez, sự thay đổi trong phương thức sản xuất nông nghiệp cũng đi kèm với sự xuất hiện thêm các loại bệnh tật.
Ông Vazquez, bác sĩ nhi đồng thời là nhà đồng sáng lập Nhóm bác sĩ của các thị trấn bị ô nhiễm - một nhóm vận động về vấn đề thực thi các quy tắc an toàn nông nghiệp - đề cập đến tỷ lệ ung thư, dị tật bẩm sinh tăng cao và việc xuất hiện các bệnh hiếm gặp trước đây.
Kết quả khảo sát tại vựa trồng đậu nành của Argentina như Santa Fe cho thấy tỷ lệ ung thư cao gấp 2 lần so với mức trung bình toàn quốc. Còn ở Chaco, tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng gấp 4 lần trong vòng một thập niên sau khi các công nghệ sinh học được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp của Argentina.
Tỷ lệ người bị nhược tuyến giáp (Hypothyroidism) và các bệnh hô hấp mãn tính cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
Trên thực tế, 1/3 chính quyền tại 23 tỉnh thành của Argentina không áp đặt rõ ràng các quy định liên quan đến hoạt động phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất nông nghiệp khác, và hầu hết thiếu các chính sách thực thi cụ thể.
Luật môi trường liên bang yêu cầu người sử dụng các hóa chất độc hại phải đình chỉ hoặc huỷ bỏ các hoạt động đe dọa đến sức khoẻ cộng đồng, "ngay cả khi các tác động chưa được khoa học chứng minh " và "bất kể các chi phí hay hậu quả", tuy nhiên, luật này chưa hề được áp dụng trong nông nghiệp.
Năm 2009, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez đã yêu cầu thành lập một ủy ban nghiên cứu về những tác động của việc phun hóa chất nông nghiệp đối với sức khỏe con người. Báo cáo đầu tiên của ủy ban này kêu gọi kiểm soát có hệ thống đối với nồng độ thuốc diệt cỏ và các hợp chất của chúng. Tuy nhiên, ủy ban này không còn nhóm họp kể từ năm 2010.
Bên cạnh đó, việc canh tác đậu tương tràn lan ngoài kiểm soát còn đi kèm với những ảnh hưởng khác, như nạn phá rừng, di cư của nông dân để tìm kiếm mảnh đất tốt hơn, và thiếu vắng các cộng đồng một khi những cánh đồng trơ trọi.
Lấy ví dụ ở Paraguay, sự lan rộng của các cánh đồng đậu tương là mối đe dọa đối với cả người Guarani lẫn những hộ nông dân nhỏ tại một đất nước mà 80% diện tích đất canh tác trồng đậu tương, và chỉ 2% dân số sở hữu 85% đất đai ở đây.
Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), canh tác đậu tương cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn phá rừng Atlantic Forest của Paraguay, với diện tích giảm tới 85%, từ 9 triệu ha xuống chỉ còn 1,3 triệu ha.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Syngenta xuất khẩu thuốc trừ sâu độc hại sang nhiều nước đang phát triển
09:23' - 01/06/2017
Paraquat và Atrazine là những chất trừ sâu độc hại nhất trên thế giới. Paraquat gây hàng nghìn ca nhiễm độc cấp tính mỗi năm và là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính, như Parkinson.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ thu hồi giấy phép tiếp cận nếu sử dụng nguồn gen gây hại trong công nghệ sinh học
19:27' - 18/05/2017
Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định ba đối tượng phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
-
Ngân hàng
Argentina mong muốn tham gia AIIB
13:16' - 10/05/2017
Tổng thống Argentina Mauricio Macri ngày 9/5 cam kết quốc gia Nam Mỹ này sẽ là một phần của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
-
Chuyển động DN
Tập đoàn sữa hàng đầu Argentina đóng cửa hàng loạt nhà máy
10:12' - 10/03/2017
Trong bối cảnh kinh tế Argentina chưa có tín hiệu hồi phục, ngày 9/3, tập đoàn sữa hàng đầu Argentina SanCor thông báo đóng cửa tạm thời hàng loạt nhà máy do khó khăn về tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.