Ngành nông nghiệp hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, bão số 3 gây mưa lũ lớn trên diện rộng, hậu quả nghiêm trọng cả về người, tài sản, vật chất và tinh thần. Nhằm sớm khắc phục những thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kêu gọi sự hỗ trợ của doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ bà con nhanh chóng khôi phục sản xuất, tạo sinh kế cho nhân dân sau bão lũ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chia sẻ, một số đối tượng sẽ sớm phục hồi như: chăn nuôi với gà công nghiệp chỉ cần hơn 1 tháng, gà lông màu trên 3 tháng; vịt ngan chỉ có 45-50 ngày là có sản lượng. Nguồn con giống lợn, thủy sản sẽ có khó khăn, cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn. Từ nay đến Tết, ngành nông nghiệp có thể hoàn toàn phục hồi được với chu kỳ sản xuất tùy theo đối tượng. Thứ trưởng mong tỉnh Tuyên Quang cố gắng tập trung nguồn lực khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất. Diện tích sản xuất nào khôi phục được thì cần khôi phục sớm. Những thứ gì tỉnh tự túc được thì tự túc, thứ gì không tự túc được thì phải đề xuất sớm Trung ương để cân đối, xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia. Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã trao địa phương: 3 tấn gạo; 10.000 gà ta giống; 5 tấn thức ăn chăn nuôi kèm theo; 500 xuất quà (vật dụng cá nhân, thuốc men); 1.000 lít hóa chất tiêu độc, khử trùng và 100 triệu đồng. Nguồn lực hỗ trợ trên là của một số đơn vị, doanh nghiệp là: Viện Di truyền nông nghiệp; Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam; Công ty De Heus; Công ty cổ phần Tập đoàn RTD; Công ty TNHH LEHAN Việt Nam. Cùng chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ, ông Nguyễn Thanh Tùng, Trợ lý Phó Tổng Giám Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam chia sẻ, ngoài sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng rất quan tâm các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Đặc biệt trong đợt bão lũ này, các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại nặng nề. Công ty đã nhanh chóng triển khai các hoạt động như kêu gọi cán bộ công nhân viên ủng hộ đồng bào bị thiệt hại, hỗ trợ bà con, đại lý khách hàng khắc phục sự cố do bão lũ. Công ty cũng đồng hành cùng các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm hỏi, hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh thành.Hôm nay, công ty đã trao tặng 10.000 con gà giống và 5 tấn thức ăn chăn nuôi cho bà con tại tỉnh Tuyên Quang. Trước đó, công ty cũng đồng hành cùng Food Bank hỗ trợ thực phẩm tới bà con ở các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn… Tùy theo từng địa phương và mức độ thiệt hại, công ty sẽ xây dựng phương án hỗ trợ, đồng thời cử cán bộ phụ trách từng tỉnh trực tiếp xuống giúp bà con chăn nuôi về xử lý chuồng trại, tiêu trùng khử độc để bà con có thể tái đàn sớm nhất có thể. Công ty có hệ thống về con giống, thức ăn chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi và bác sĩ thú y nên sẽ hỗ trợ bà con nhiều nhất có thể. Công ty cũng mong muốn sẽ cùng các đại lý, các đơn vị và các cơ quan nhà nước giúp đỡ bà con một cách toàn diện nhất.
Theo ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, cùng việc phải mở 8 cửa xả đáy (nhiều nhất từ trước đến nay) của hồ thuỷ điện Tuyên Quang nên mực nước dâng cao, đồng thời phía hạ lưu của tỉnh Phú Thọ, Hà Nội do không tiêu thoát kịp, đã gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng trên diện rộng, gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất của nhân dân; các công trình hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, trụ sở, điểm trường...) bị ngập nước, sạt lở, hư hỏng. Tỉnh ước thiệt hại đến nay khoảng 1.300 tỷ đồng. Riêng về thiệt hại về nông nghiệp, diện tích lúa bị ảnh hưởng 5.430 ha; trên 3.400 ha cây trồng hàng năm; trên 800 ha cây ăn quả; 720 ha cây lâm nghiệp; gần 1.600 con gia súc, gần 10.000 con gia cầm; gần 600 ha ao cá bị ngập, tràn bờ; 415 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông... bị thiệt hại. Tại xã Tân Long, theo ông Nguyễn Sỹ Thuật, Chủ tịch UBND xã cho biết, có 198/1.652 hộ gia đình trong xã bị ngập và lũ quét, sạt lở vào nhà phải di chuyển đồ đạc và người đi nơi khác. Trong số đó, có 13 hộ phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm (phía bờ sông Lô), hiện tại đang có hiện tượng sạt trượt, lở đất rất nguy hiểm không thể ở được và phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay các hộ trên đã di dời người, tài sản và bố trí ở nhờ nhà anh em và các hộ dân trong thôn, nhà văn hóa trường học và dựng lán tạm để ở. Có 31 hộ trong diện phải khắc phục ngay do sạt lở taluy dương từ đồi đất xuống nhà và 154 hộ bị nước lũ tràn, ngập vào nhà. Về nông nghiệp, xã có trên 80% diện tích lúa, 80% diện tích ngô bị vùi lấp và hỏng hoàn toàn; 25 ha cây dâu, gần 1 ha keo đến tuổi thu hoạch bị thiệt hại; 10 lồng cá trên sông Lô và sông Gâm bị trôi, chìm và hư hỏng nặng, cùng trên 5 ha diện ao hồ nuôi trồng thủy sản bị vỡ ngập và tràn qua... Chia sẻ với phóng viên TTXVN, bà Đỗ Thị Lượt, 68 tuổi, ở thôn 13, xã Tân Long, huyện Yên Sơn cho biết, taluy dương đã sạt lở vào đúng nhà bà nhưng rất may khi mưa bão, bà đã đi sơ tán sớm, nên chỉ bị thiệt hại về nhà. Bà chỉ có một mình nên đang ở nhờ nhà người thân. Thời gian tới, bà Lượt mong chính quyền múc đất để xây lại nhà. Nếu không múc đất được (vì nguy cơ tiếp tục sạt lở) thì sẽ phải xin di dời chỗ ở sang nơi khác. Bà Đỗ Thị Thông, 70 tuổi cũng ở thôn 13 không bị thiệt hại nhà ở nhưng bị thiệt hại nặng về nông nghiệp: với 200 cây bưởi đang cho thu hoạch, trên 150 khóm chuối bị thiệt hại, gần 1 ha măng tre bị sạt lở mất hoàn toàn... Gia đình có tổng có 7 sào (360 m2/sào) canh tác nông nghiệp thì 3 sào đã bị sạt lở xuống sông Lô. Diện tích còn lại vẫn có nguy cơ bị sạt lở. Với bà Thông, chưa bao giờ thấy thiệt hại do mưa lũ lớn như vậy. Bà Thông chia sẻ, nhà ở của gia đình tuy to nhưng cũng không thể "khoét" nhà ra ăn được. Bà cũng như nhiều hộ gia đình bị thiệt hại nông nghiệp do mưa lũ mong muốn được vay vốn để tăng gia sản xuất, nuôi các con vật nuôi, kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo ông Nguyễn Sỹ Thuật, những hỗ trợ hôm nay rất thiết thực để bà con địa phương phát triển đàn gia súc, gia cầm để bù vào sản lượng đã mất và thiệt hại về ngô, lúa, hoa màu... Điển hình là thuốc khử trùng, đây là thứ rất cần thiết lúc này để bà con về sinh môi trường, chuồng trại trước khi tái đàn. Địa phương cũng rất cảm ơn các doanh nghiệp, các cấp ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ bà con có điều kiện sớm khôi phục sản xuất. Với nguồn lực hỗ trợ vừa con giống kèm thức ăn chăn nuôi là rất thiết thực. Địa phương sẽ phân bổ cho các hộ khó khăn, bị thiệt hại nhiều diện tích nông nghiệp... để người dân sớm bù đắp phần nào những gì bị mất, ông Nguyễn Sỹ Thuật cho biết.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp điện trở lại cho gần 99% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:41' - 17/09/2024
Đến chiều 17/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 6,03 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt
-
Chuyển động DN
Nhiều đoàn công tác của EVN kiểm tra khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3
15:19' - 17/09/2024
Trong những ngày qua, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3.
-
Đời sống
Hướng dẫn xem file sao kê danh sách ủng hộ thiệt hại do bão số 3 của MTTQ Việt Nam
11:15' - 17/09/2024
Việc sao kê minh bạch, kịp thời và chi tiết các khoản tiền ủng hộ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những ngày qua được người dân ủng hộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới giao lưu với sinh viên Việt Nam
19:26'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giáo sư Klaus Schwab đã giao lưu với sinh viên, thanh niên Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục thiệt hại do bão số 3
18:12'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 6/10/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 4 tỉnh: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu cao hơn cho mục tiêu tăng trưởng
17:23'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 2 địa bàn trọng điểm là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, là đầu tàu cả nước phấn đấu cao hơn để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 7% của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
6 giải pháp giải quyết tình trạng giá nhà tăng cao đột biến
16:46'
Bộ Xây dựng chỉ rõ có 3 nguyên nhân khiến giá nhà hiện ở mức cao, đang tăng mạnh trong khi thị trường chưa thực sự sôi động; đồng thời nêu 6 giải pháp có thể giải quyết tình trạng giá nhà tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu
16:38'
Chiều 7/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Phục hồi sản xuất kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng
16:07'
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia: Có cơ hội lựa chọn nguồn huy động vốn đầu tư công cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam
15:01'
Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với GS. TS. Hoàng Văn Cường làm rõ các nội dung đang được quan tâm về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp tận dụng mọi cơ hội đẩy mạnh sản xuất, giữ tăng trưởng
14:17'
GDP quý III/2024 của nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 2,58% do vừa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão số 3. Mức này chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2021 trong giai đoạn 2020-2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến 31/12 hoàn thành cây cầu dài nhất trên cao tốc đoạn Vân Phong - Nha Trang
14:11'
Cầu có quy mô 4 làn xe, rộng 17,5m, dài gần 700m, gồm 17 nhịp, tổng giá trị xây dựng 206 tỷ đồng.