Ngập úng gia tăng cùng tốc độ đô thị hóa: Vẫn là bài toán khó
Năm 2023, tình trạng ngập úng được ghi nhận tại nhiều địa phương, từ miền núi cho đến vùng biển. Việc ngập lụt không chỉ diễn ra tại các thành phố ven biển mà ngay cả những đô thị lớn ở đồng bằng hay miền núi trung du cũng bị ảnh hưởng như Đà Lạt, Lai Châu…
Đặc biệt, sau những trận mưa lớn gần đây, khu vực miền Trung tiếp tục chịu cảnh đô thị chìm trong biển nước khiến nhiều hoạt động tê liệt khiến thực trạng này rơi vào mức “báo động”. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng và tỷ lệ đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay thì rất cần giải pháp đồng bộ để ứng phó lâu dài.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, thoát nước mưa, ngập úng do biến đồi khí hậu (lũ quét, nước biển dâng, mưa bão…) ngày một gia tăng. Với tốc độ đô thị hóa nhanh và thời tiết cực đoan, mưa lớn gia tăng trong những năm gần đây đã gây quá tải hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị, hiện tượng ngập úng xảy ra thường xuyên tại các đô thị lớn đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tới môi trường, tài sản, sức khỏe người dân, ảnh hưởng, ngưng trệ các hoạt động kinh tế - xã hội.
Điển hình như thiệt hại do ngập lụt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thống kê lên tới hàng nghìn tỷ đồng hay trận mưa lớn hơn 6 tiếng tại Đà Nẵng hồi tháng 10/2022 gây thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng…
Trong khi đó, việc giám sát, quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ. Tình trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường do nước mưa, nước thải vẫn đang là bài toán khó đối với các cấp chính quyền.Vì vậy, quản lý và phát triển hệ thống thoát nước mưa chống ngập, thu gom và xử lý nước thải nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, bảo vệ sức khỏe cho người dân, giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế là rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay – Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.Trong báo cáo mới đây gửi Bộ Xây dựng, tỉnh Quảng Nam cho biết, nguyên nhân tình hình ngập úng tại các đô thị trên địa bàn thời gian qua là do thời tiết ngày càng cực đoan, mưa cường suất rất lớn trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước.Cùng đó, Quảng Nam cũng đề cập đến một số nguyên nhân khác như năng lực tiêu thoát lũ của hệ thống sông và trữ nước tự nhiên bị suy giảm; hệ thống thoát nước đô thị chưa hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế; gia tăng bê tông hóa tại khu vực đô thị làm tăng lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt; quy định về quản lý thoát nước chậm đổi mới...
Tương tự, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cũng thẳng thắn nhìn nhận, Đà Nẵng phát triển đô thị mới nhưng trên nền của đô thị cũ nên phải chấp nhận tần suất ngập lụt 5% (quy chuẩn thì tần suất phải là 1%). Nếu thực hiện theo quy chuẩn tần suất 1% thì cao trình nhiều nơi phải nâng lên từ 1,5 - 2m, thậm chí có nơi 3 m với khối lượng san nền khổng lồ, điều này là không thể. Bên cạnh đó, từ lõi đô thị, xây dựng các tuyến đường vành đai bao quanh thì việc thoát nước của thành phố có vấn đề.
Các chuyên gia nhận xét, tốc đô thị hóa toàn quốc hiện nay đã sát ngưỡng 50% nhưng nguồn lực cho hệ thống thoát nước và hạ tầng khác còn hạn chế và chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với phát triển đô thị cũng rất hạn chế. Hệ thống thoát nước hiện mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu phát triển và tăng trưởng của đô thị hóa.Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến yêu cầu tiêu thoát nước khác trước, trong khi hạ tầng chung hiện nay không đáp ứng được. Hầu hết bề mặt (ngoại trừ các ao, hồ) đều đã bị “bê tông hóa”. Đất trống để làm nhà, sân cơ quan và ngay cả vỉa hè trước lúc lát gạch, đá cũng đã được xử lý bằng một lớp bê tông phía dưới. Đô thị gần như không còn không gian cho nước mưa có thể thẩm thấu được xuống nền đất phía dưới.Bên cạnh đó, việc thiết kế, phân khu để tiêu thoát cho các vùng có cao độ khác nhau chưa được thực hiện triệt để, dẫn đến nhiều trường hợp vùng trũng thấp sẽ bị tập trung, ngập úng kéo dài. Trong khi đó, về nguyên tắc, tiêu thoát nước cho đô thị là phải đáp ứng tiêu chí mưa giờ nào tiêu hết giờ đó. Nhưng diện tích và dung tích các hồ điều hòa hiện đang tỷ lệ nghịch với quá trình đô thị hóa.Về phía địa phương, như tỉnh Quang Nam cũng đã chủ động đưa ra giải pháp ứng phó. Cụ thể như, trong ngắn hạn, thành phố Tam Kỳ sẽ tiến hành đầu tư tuyến kênh thoát lũ phía tây từ cống Ông Dung về sông Tam Kỳ, đầu tư tuyến cống ngầm đường Trưng Nữ Vương từ đường Nguyễn Hoàng đến sông Bàn Thạch, nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Dục, trục vớt bèo trên sông Bàn Thạch... Trong dài hạn, tại thành phố Tam Kỳ sẽ cải tạo, nâng cấp các cống ngăn triều hiện có thành van đóng mở bằng điện tích hợp điều khiển IoT hoặc tự lật, chuyển công năng các hồ điều hòa thành hồ điều tiết, nâng cấp cao trình chống ngập cho kè sông Bàn Thạch...Địa phương này cũng đề xuất, các tuyến đường do tỉnh và trung ương quản lý đi qua địa phận Hội An như ĐT603B, quốc lộ 14H cần tiến hành nâng cấp hệ thống mương thoát nước nhằm đáp ứng được lưu lượng mưa cực đoan diễn biến trong thời gian qua. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ địa phương một số giải pháp tổng thể về giảm ngập bền vững cho các đô thị; hỗ trợ nguồn kinh phí sự nghiệp, môi trường để cơ quan chức năng địa phương có thêm nguồn lực thực hiện giải pháp ứng phó ngập úng.Từ ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 379/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, quy định một số nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn thiên tai khu vực đô thị. Bởi vậy, giải pháp chung đối với khu vực đô thị hiện nay là cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, nhất là tiêu chuẩn tiêu thoát nước ở đô thị; phòng, chống bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đối với cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, cũng như nhà ở của người dân.
Cùng đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ liên quan, cùng các địa phương có giải pháp trước mắt để ngăn chặn tình trạng ngập úng này; đặc biệt là rà soát công tác quy hoạch với một số nội dung liên quan như cao độ xây dựng, mức nước điều tiết hồ thủy lợi, thủy điện… Mục tiêu đặt ra là đảm bảo an toàn cho người dân cũng như hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế khi xảy ra ngập úng. Ngoài giải pháp trước mắt, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, đô thị, hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho rằng vẫn cần có giải pháp lâu dài.Bà Trần Thu Hằng – Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết 06 có yêu cầu rất quan trọng là phải xây dựng chiến lược, chương trình, đề án để có được giải pháp triển khai phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.Đây cũng chính là giải pháp căn cơ, mang tính toàn diện và cần phối hợp với nhiều ngành để thực hiện. Bên cạnh đó, cần đổi mới và xây dựng hệ thống thể chế; trong đó, giao Bộ Xây dựng đề xuất và xây dựng Luật Quy hoạch Đô thị nông thôn, Luật Quản lý đô thị, luật về cấp thoát nước…Hệ thống pháp luật khung quan trọng này trong 2024 và 2025 phải trình Chính phủ; trong đó, sẽ có các giải pháp bằng chính hệ thống thể chế, bằng công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong những nội dung chính yếu của hệ thống pháp luật này.Mới đây, ngày 2/11/2023, Bộ Xây dựng đã có tờ trình số 53/TTr-BXD gửi Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, Thoát nước. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường thẩm định phê duyệt của các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch chung đô thị, phân khu chi tiết… Hiện công tác quy hoạch cũng đã đưa ra yêu cầu là phải lồng ghép với vấn đề biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dự báo được kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực khắc phục tình trạng ngập úng
11:10' - 08/11/2023
Thành phố Đà Nẵng đang quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước mới và cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước hiện trạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều cường đạt đỉnh, nhiều tuyến đường TP. HCM ngập nặng
07:41' - 31/10/2023
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ triều bắt đầu lên tại nhiều tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Với đỉnh triều 1,7m, nhiều khu vực xảy ra ngập do triều cường.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tuyến đường tại TP. HCM ngập sâu sau cơn mưa chiều
21:06' - 23/10/2023
Chiều 23/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến hàng loạt tuyến đường tại một số quận, huyện bị ngập sâu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).