Nghề đánh bắt cá trước mối nguy biến đổi khí hậu (Phần 1)
Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), được đưa ra trong báo cáo mới nhất về thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hệ thống lương thực và nông nghiệp.
Theo FAO, sự khác biệt lớn nhất giữa nghề khai thác thuỷ sản và các ngành công nghiệp thực phẩm khác nằm ở mối liên kết và sự phản ứng đối với tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như những hệ quả của nó đối với vấn đề an ninh lương thực. Không giống hầu hết các động vật trên cạn, những loài động vật thủy sinh có tính biến nhiệt cao. Điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của chúng thay đổi theo nhiệt độ môi trường, bất kỳ thay đổi nào trong nhiệt độ môi trường sống cũng đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, năng suất, khả năng sinh sản theo mùa cũng như sự mẫn cảm đối với các loại dịch bệnh và độc tố.Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu đối với nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng biển, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt liên tục xảy ra với cường độ ngày một lớn, trong đó phải kể đến hiện tượng El Niño ở Nam Thái Bình Dương (hiện tượng tự nhiên làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển nóng lên).Dự kiến, sự nóng lên liên tục của các đại dương trên thế giới có thể sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ khác nhau trên từng vùng miền. Trong đó, khu vực Đại Tây Dương có dấu hiệu nóng lên đặc biệt rõ ràng. Tình trạng này tạo ra sự thay đổi trong tỷ lệ phân bổ cá, đổ dồn đến những vùng có nước biển ấm hơn so với những nơi lạnh lẽo. Bên cạnh đó, sự thay đổi về độ mặn của nước cũng đang diễn ra, với các vùng biển ở vĩ độ cao có độ mặn giảm do lượng mưa lớn, dòng chảy cao, tình trạng băng tan và tác động của khí quyển. Cùng với đó, tính axit của các đại dương cũng lớn hơn, mang lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với các rạn san hô và một số sinh vật biển khác.Theo báo cáo của FAO, mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, song cả thế giới đang trải qua những thay đổi lớn trong ngành sản xuất thủy sản ở biển và đại dương. Đối với bộ phận người dân phụ thuộc nhiều vào nghề cá, bất kỳ sự suy giảm nào về nguồn cung hoặc chất lượng cá để làm thức ăn hoặc làm gia tăng sự bất ổn đối với chiếc “cần câu cơm” của họ sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Những cộng đồng đánh bắt cá nằm ở vị trí vĩ độ cao, cộng đồng phụ thuộc vào khai thác sản phẩm chịu tác động từ biến đổi khí hậu, chẳng hạn như hệ thống rạn san hô hoặc san hô, sẽ chịu tác động lớn nhất. Ngoài ra, cộng đồng nghề cá nằm ở vùng đồng bằng, đảo san hô và vùng biển có băng sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương trước nguy cơ mực nước biển dâng cao và tình trạng lũ lụt, xâm nhập mặn cũng như xói mòn bờ biển.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát triển bền vững ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản
22:26' - 14/11/2018
Tận dụng các phụ phẩm thủy hải sản để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng là giải pháp nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu thủy sản đạt 7,24 tỷ USD
11:28' - 06/11/2018
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 10/2018 ước đạt 873 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng qua đạt 7,24 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" thủy sản được đánh giá cao
22:38' - 31/10/2018
Các Nghị sĩ châu Âu đánh giá Việt Nam có nhiều tiến bộ quan trọng về cải cách khuôn khổ pháp lý thực hiện theo khuyến nghị của EC, tích cực thực hiện tốt các biện pháp cấp bách để tháo gỡ “thẻ vàng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bốn thị trường nhập khẩu mạnh thủy sản Việt Nam
11:12' - 05/10/2018
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 9/2018 ước đạt 799 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng qua ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này