Nghề dâu tằm tơ truyền thống Bảo Lộc đã hồi sinh
Trước những năm 1990, thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được mệnh danh là thủ đô của nghề chăn tằm dệt lụa Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng tơ lụa của thế giới giảm đã khiến cho nghề dâu tằm tơ của vùng đất này bước vào thời kỳ suy thoái.
Nhờ cuộc cách mạng công nghệ, thay đổi thiết bị sản xuất, cùng với thị trường thế giới khởi sắc, nghề dâu tằm tơ của Lâm Đồng hiện đã hồi sinh, đưa thành phố Bảo Lộc trở lại vị trí thủ phủ của nghề truyền thống từ hàng trăm năm này.
Đã có thời kỳ, diện tích trồng dâu của tỉnh Lâm Đồng lên tới hàng chục ngàn ha, riêng thành phố Bảo Lộc cũng có trên 3.000 ha, nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề chính của hàng vạn hộ nông dân trên địa bàn. Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam cũng đã đặt ở mảnh đất Bảo Lộc, cùng với các đơn vị khác như Trại giống tằm Trung ương, cùng hàng chục nhà máy ươm tơ, dệt lụa. Sau một thời kỳ suy thoái, người nông dân đã phải chuyển đổi từ cây dâu sang các loại cây công nghiệp khác, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phá sản kéo theo nhiều nhiều đơn vị khác. Bước qua thời kỳ suy thoái, từ năm 2010 đến nay, ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng đã bắt đầu phục hồi và phát triển. Diện tích trồng dâu tằm toàn tỉnh hiện đã tăng lên khoảng 5.500ha, chủ yếu tại các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Đạ Tẻh... Nhiều gia đình đã trở lại và bắt đầu làm giàu từ nghề truyền thống này. Ngay thành phố Bảo Lộc cũng có tới 350 ha dâu tằm đang phát triển tốt. Trong những địa phương có nghề dâu tằm tơ phát triển mạnh phải kể đến xã Đamb’ri của thành phố Bảo Lộc. Riêng vùng đất này, đã có tới 400 hộ nuôi tằm trên diện tích trên 300 ha dâu. Gia đình chị Lương Thị Liên, 38 tuổi ở thôn 8, nhà có 5 sào dâu. Thấy nghề nuôi tằm cho thu nhập cao, chị thuê thêm 4 sào đất để trồng dâu. Mỗi lứa nhà chị nuôi 3 hộp tằm giống, thu 1,8 tạ kén, bán với giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg. Trong vòng 15 ngày kết thúc 1 lứa, cứ lứa này nối lứa kia, mỗi tháng trừ chi phí, gia đình chị cũng thu được 40 triệu đồng với chủ yếu 1 công lao động chính, giờ đã có tiền để xây dựng nhà cửa khang trang và mở rộng diện tích canh tác dâu tằm. Ngoài nguyên nhân giá tơ lụa thế giới phục hồi, lý do ngành dâu tằm tơ Bảo Lộc phục hồi phải kể đến thành công của cuộc cách mạng công nghệ như: đưa các giống dâu có năng suất cao và phát triển đều quanh năm vào canh tác; sáng chế Né gỗ tự xoay cho tằm kéo tơ khiến chất lượng kén đều hơn nên giá tơ tăng cao hơn. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm đến sự phục hồi của nghề truyền thống này và định hướng phát triển. Ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch UBND xã Đamb’ri cho biết, chính quyền địa phương đã quan tâm, khuyến khích động viên các hộ dân đẩy mạnh phát triển trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, để ngành trồng dâu nuôi tằm phát triển, địa phương đã đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật để người dân nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có 22 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất tơ tằm; trong đó, có 8 nhà máy ươm tơ tự động, 8 doanh nghiệp sản xuất lụa tơ tằm với tổng sản lượng tơ năm 2016 đạt trên 1.600 tấn, gần 5,7 triệu mét lụa với giá trị xuất khẩu đạt 9,6 triệu USD. Các công ty ươm tơ đã thay đổi thiết bị, từ máy cơ khí sang máy tự động, khiến chất lượng tơ và năng xuất được nâng cao. Công ty Trách nhiệm hữu hạn tơ tằm Nhật Minh được thành lập từ năm 2013, đến nay đã đầu tư 4 giàn máy ươm tơ tự động, với 70 công nhân đứng máy, mỗi tháng sản xuất được 5.000kg tơ, cung cấp cho các nhà máy dệt lụa trên địa bàn và xuất đi nước ngoài. Ông Huỳnh Tấn Phước, Giám đốc công ty cho biết: “Nhà máy của chúng tôi đã sản xuất được nguyên liệu tơ cung cấp cho các nhà máy tại địa phương, dệt Kimono được người Nhật chấp nhận. Hiện tại doanh nghiệp đã phát triển ổn định hơn, tạo được công ăn việc làm cho công nhân, còn nông dân có thu nhập, nên phấn khởi đầu tư chăn nuôi nhiều hơn, nâng chất lượng kén, tơ lên cao và sản lượng kén của người nông dân đã đạt hơn ngày xưa”. Trên địa bàn thành phố đang có các đơn vị sản xuất lụa tơ tằm như Công ty cổ phần Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty cổ phần tơ lụa Bảo lộc, Công ty Kimono Japan, Công ty TNHH xe tơ dệt lụa Hà Bảo…Với 8 nhà máy dệt lụa tơ tằm đang chạy hết công xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp này đang sản luất lụa chủ yếu theo hướng cung cấp lụa nguyên liệu cho các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italya, Mỹ… Một số nhà máy đã sản xuất sản phẩm từ lụa như cà vạt, khăn lụa theo đơn đặt hàng của trong nước và nước ngoài. Ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam đề nghị, để tạo cho ngành Dâu tằm tơ phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho các trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ sản xuất được giống cấp I.Từ đó sản xuất ra giống cấp II để cung cấp cho các hộ nuôi tằm con có chất lượng, sức sống tốt, năng xuất cao phù hợp với xu thế thế giới. UBND tỉnh Lâm Đồng khi cấp giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư máy móc thì phải đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để tạo sự cân đối giữa vùng nguyên liệu và máy móc đã đầu tư để tránh tình trạng tranh mua tranh bán...
Về định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ của địa phương, ông Nghiêm Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, trong thời gian sắp tới, chính quyền thành phố sẽ có những định hướng trong quy hoạch cũng như định hướng phát triển công nghiệp chế biến trong lĩnh vực dâu tằm. Để sản phẩm tơ lụa của Bảo Lộc được biết đến nhiều hơn ở trong nước cũng như trên thế giới. Có thể nói, nghề dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng hiện đã hồi sinh trở lại, đem theo cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nông dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn công nhân trên địa bàn tỉnh.Các sản phẩm tơ lụa của Bảo Lộc từ xưa đã có tiếng trên thị trường nhưng vẫn chưa có một thương hiệu đặc trưng. Bởi vậy, hiện UBND thành phố Bảo Lộc đang tổ chức xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”, dự kiến sẽ có 10 doanh nghiệp được cấp nhãn hiệu vào Tuần văn hoá trà- tơ lụa trong khuôn khổ Festivanl Hoa Đà Lạt lần thứ VII, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 12/2017.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra Khaisilk
13:31' - 01/11/2017
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra đồng loạt các cửa hàng Khaisilk
19:06' - 31/10/2017
Chiều 31/10, Chi cục Quản lý thị trường thành phố và các cơ quan chức năng Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai kiểm tra đồng loạt các cửa hàng Khaisilk của Công ty cổ phần đầu tư Khaisilk trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Vi phạm của Khaisilk là nghiêm trọng
12:42' - 31/10/2017
Hành vi làm giả nhãn mác cho các sản phẩm nhập từ nước ngoài, lừa dối và gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh khác nhau…
-
Xe & Công nghệ
Làm sao để phân biệt lụa tơ tằm thật hay giả?
13:53' - 30/10/2017
Trước vụ scandal "treo lụa ta bán lụa Tàu" của thương hiệu Khaisilk những ngày qua, nhiều người băn khoăn không biết phải phân biệt lụa tơ tằm thật và giả thế nào cho đúng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách