Nghệ thuật lãnh đạo đất nước về kinh tế trong khó khăn của Nhật Bản (Phần 1)
Tờ Japan Times vừa đăng bài phân tích của tác giả Robert Ward, Chủ tịch kiêm Giám đốc về địa-kinh tế, địa-chính trị và chiến lược của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), về những tác động của đại dịch COVID-19 tới Nhật Bản và những di sản dưới thời Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Dưới đây là nội dung bài viết:
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã phá vỡ thời kỳ ổn định chính trị ở Nhật Bản, vốn bắt đầu từ sau khi ông Shinzo Abe trở lại chiếc ghế Thủ tướng vào cuối năm 2012. Dưới thời Thủ tướng Abe, Nhật Bản đóng vai trò như một đối trọng đối với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á.Sau khi ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ năm 2016, Nhật Bản cũng là nước ủng hộ hàng đầu cho một trật tự thế giới dựa trên các quy tắc. Vì vậy, bất ổn chính trị ở “xứ hoa anh đào” có ý nghĩa quan trọng với phần còn lại của thế giới.
Các cuộc thăm dò dư luận ở Nhật Bản cho thấy kể từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Abe đã liên tục sụt giảm. Có vẻ như ông Abe hầu như không còn cơ hội đi vào lịch sử với việc giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp.Điều này phần nào phản ánh sự mệt mỏi của ông Abe, vị Thủ tướng có thời gian tại nhiệm lâu nhất ở Nhật Bản. Hậu quả là chương trình nghị sự chính sách đối nội của ông cũng mất đi động lực. Dịch COVID-19 đã nhấn chìm nỗ lực cải cách Hiến pháp của Thủ tướng Abe.
Trong khi đó, hiệu quả của Abenomics, chính sách phát triển kinh tế mang dấu ấn riêng của Thủ tướng Shinzo Abe và là cơ sở cho sự ủng hộ của cử tri đối với chính trị gia này, cũng đang giảm dần.Dự báo năm 2020, Nhật Bản sẽ trải qua đợt suy thoái kinh tế tàn khốc nhất kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Quốc gia Đông Á có thể sẽ không thể khôi phục nền tảng kinh tế đã bị mất trong đợt suy thoái này cho đến năm 2022.
Sau khi kỳ họp Quốc hội kết thúc, sự quan tâm của giới chính trị Nhật Bản đều dành cho câu hỏi khi nào Thủ tướng Shinzo Abe giải tán Hạ viện và tiến hành cuộc tổng tuyển cử. Có thể thấy từ thời điểm này đến khi Hạ viện Nhật Bản kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 21/10/2021, ông Abe không có nhiều lựa chọn thích hợp.Cũng có thông tin lan truyền rằng Hạ viện sẽ được giải tán vào mùa Thu hoặc vào tháng Một sang năm, ngay trước kỳ họp Quốc hội thường kỳ diễn ra. Tuy nhiên, khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chưa có dấu hiệu kiểm soát, cũng có ý kiến cho rằng Hạ viện có thể giải tán vào thời điểm gần kết thúc nhiệm kỳ.
Đến thời điểm này, Thủ tướng Shinzo Abe vẫn cho thấy thái độ thận trọng, có lẽ ông đang đánh giá kỹ tình hình, cũng như động thái của các ứng cử viên tiềm năng cho cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) vào mùa Thu năm sau.
Sau khi Quốc hội Nhật Bản kết thúc kỳ họp vào ngày 17/6, đã xuất hiện những đồn đoán về thời điểm công bố giải tán Hạ viện có thể diễn ra một trong các ngày 13/10, 24/11 và 01/12, tương ứng các ngày tổ chức bầu cử là 25/10, 06/12, 13/12. Về mặt tích cực, Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và đã bắt đầu nới lỏng từng bước hoạt động kinh tế-xã hội.Quyết định sử dụng khoản ngân sách bổ sung lên tới gần 60.000 tỷ yen cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của Tokyo cũng đã tạo ra được các tín hiệu tích cực song một yếu tố khác có lợi cho LDP đó là khả năng các đảng đối lập chậm trễ trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Hạ viện sớm.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng ông Abe sẽ rơi vào tình thế gấp gáp nếu bỏ qua thời điểm vàng là ngay trước kỳ họp Quốc hội tháng 1/2021. Cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo sẽ diễn ra vào mùa Hè năm 2021 và đây cũng là quãng thời gian chuẩn bị tích cực cho Thế vận hội Olympic và Pralympic Tokyo 2020.
Đảng Công minh - liên minh cầm quyền của LDP rất coi trọng cuộc bầu cử Hội đồng Tokyo và yêu cầu việc giải tán và bầu cử sớm Hạ viện nếu có diễn ra cũng phải cách xa thời điểm này.
Nếu sự kiện thể thao Olympic Tokyo 2020 diễn ra tốt đẹp, kịch bản thuận lợi cho LDP đó là tiến hành bầu cử Chủ tịch đảng và sau đó là tiến hành giải tán Hạ viện.
Ngược lại, nếu Olympic Tokyo 2020 buộc phải dừng tổ chức, khi đó, "chứng cứ loài người chiến thắng dịch COVID-19" - như lời ông Abe từng nói về việc tổ chức Olympic - sẽ tiêu tan, kéo theo tỷ lệ ủng hộ đối với chính phủ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Lúc này, có lẽ ông Abe sẽ phải xem xét lại cục diện chính trị, bao gồm cả khả năng về một cuộc bầu cử Chủ tịch LDP trước thời hạn.
Bên cạnh những khó khăn trong nước, các diễn biến chính trị gần đây ở Nhật Bản xảy ra vào thời điểm môi trường địa-chính trị bên ngoài đang xấu đi.
Các căng thẳng chính trị và kinh tế do đại dịch gây ra đã làm gia tăng bất đồng giữa Mỹ - đồng minh quan trọng nhất về an ninh của Tokyo - và Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản.
Cùng với đó, Washington đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong một loạt lĩnh vực từ công nghệ đến tài chính.
Việc Mỹ có thể xóa bỏ vị thế đặc biệt của Hong Kong (Trung Quốc) sau khi Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc phiên bản Hong Kong khiến cho bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc cũng tiếp tục gây bất ổn ở khu vực xung quanh nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chốt thời hạn đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh
18:37' - 23/06/2020
Nhật Bản đã đưa ra thời hạn 6 tuần để Anh đạt được thỏa thuận hậu Brexit - động thái gây áp lực buộc Chính phủ Anh phải nhất trí về một trong những cuộc đàm phán thương mại nhanh nhất trong lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản dự định soạn thảo gói kích thích tăng trưởng tiếp theo
13:15' - 23/06/2020
Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã “thiết kế” 2 gói kích thích tăng trưởng kinh tế với tổng giá trị lên tới 2.200 tỷ USD để giảm thiểu các thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Dịch COVID-19 thúc đẩy Nhật Bản xây dựng mạng lưới cáp quang trên toàn quốc
06:30' - 21/06/2020
Các quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này lên kế hoạch hoàn tất các mạng lưới cáp quang trên khắp cả nước vào tháng 3/2022.
-
DN cần biết
Nhật Bản sẽ nới lỏng hạn chế đi lại đối với Thái Lan và Việt Nam trước tiên
12:48' - 19/06/2020
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 19/6 cho biết nước này có thể sẽ giảm bớt các hạn chế đi lại đối với Thái Lan và Việt Nam trước Australia và New Zealand.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Nhật Bản không thể chuyển chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc
05:00' - 19/06/2020
Có ý kiến cho rằng Nhật Bản quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, tuy nhiên, thực tế là nếu không đặt chuỗi cung ứng tại Trung Quốc thì kinh tế Nhật Bản thậm chí sẽ khó có thể phục hồi.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản sẽ nới lỏng hạn chế đi lại đối với 4 nước trong đó có Việt Nam
19:10' - 18/06/2020
Nhật Bản đang đàm phán để áp dụng các ngoại lệ đối với người đến từ Australia, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam trong lệnh cấm nhập cảnh áp đặt để ngăn sự lây lan của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc yêu cầu WTO giải quyết tranh chấp thương mại với Nhật Bản
18:56' - 18/06/2020
Seoul đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở hội đồng giải quyết tranh chấp để xem xét các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với nước này vốn có hiệu lực từ tháng Bảy năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.