Nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu - Bài 1: Chính sách đặc thù
Câu chuyện này làm “nóng” nghị trường Quốc hội những ngày qua khi các nhà lập pháp đang bàn bạc để ra một Nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu.
Bài 1: Chính sách đặc thù để giải quyết vấn đề cấp bách
Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho biết, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rất sát sao hoạt động xử lý nợ xấu và bán tài sản bảo đảm, nhưng do nhiều ràng buộc về các văn bản pháp luật khác nhau nên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cũng mới chỉ xử lý được khoảng 10% tổng số nợ xấu mua về.
Theo báo cáo mới nhất của các tổ chức tín dụng (tháng 9/2016), tổng số nợ xấu nội bảng bao gồm cả nợ bán cho VAMC vào khoảng 400.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,8%/tổng dư nợ.
“Số lượng nợ xấu lớn như vậy đe dọa nghiêm trọng không chỉ hệ thống tài chính mà toàn bộ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia. Trong tình huống này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên nói.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng dẫn chứng, Nghị quyết 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về một số vấn đề kinh tế - xã hội lần đầu tiên đã có lưu ý về đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ nợ.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, các cơ quan chuyên môn đã dự thảo một văn bản pháp quy để xử lý tình huống đột xuất này. Có thể nói đây là sáng kiến lập pháp của các cơ quan của Quốc hội, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các cơ quan điều hành và cơ quan lập pháp.
Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng mặc dù Chính phủ đã có đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng từ năm 2011 nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Chủ yếu là do nguồn lực tài chính hạn hẹp, không có nguồn lực tài chính tập trung đủ lớn để giải quyết nhanh nợ xấu.
Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ xấu nhanh và hiệu quả. Vị chuyên gia này phân tích, về cơ bản, việc xử lý nợ xấu cho đến nay dựa chủ yếu vào nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là thu hồi nợ, phát mại tài sản bảo đảm hoặc sử dụng dự phòng rủi ro được trích lập từ kết quả kinh doanh của chính các ngân hàng thương mại.Cho đến nay, các ngân hàng thương mại đã tự xử lý được khoảng 250.000 tỷ đồng nợ xấu. Đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên điều này cũng khiến cho nền tảng tài chính của họ bị suy giảm nghiêm trọng.
Thống đốc Lê Minh Hưng cũng khẳng định, nợ xấu luôn tiềm ẩn và phát sinh hàng ngày với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, về bản chất, hoạt động của các tổ chức tín dụng rất dễ rủi ro và xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tính trung bình trong những năm qua thì nợ xấu phát sinh thêm hàng năm là từ 1,3 - 1,5%.
Người đứng đầu ngành ngân hàng phân tích, một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tiếp tục gia tăng là các khó khăn, vướng mắc trong các quy định hiện hành. Nếu nghị quyết mà có cơ chế về mặt pháp lý để tháo gỡ những khó khăn hiện tại thì mới đủ cơ sở cũng như phạm vi về thời gian nhằm xử lý một cách triệt để các khoản nợ xấu và các khoản nợ mà theo đánh giá về bản chất là nợ xấu khi đến hạn. Tiến sỹ Võ Trí Thành cho biết, xử lý nợ xấu là một cấu phần cực kỳ quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thị trường mong đợi việc có đủ khung khổ pháp lý để thực thi đồng thời cả hai quá trình đó."Tuy nhiên, việc không đặt ra Luật Hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu mà trước mắt thay bằng Nghị quyết Xử lý nợ xấu,theo tôi là hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu trọng tâm của chúng ta là làm sao xử lý nhanh, quyết liệt nợ xấu. Bước tiếp theo sẽ là xem xét sửa Luật, điều này chắc sẽ đòi hỏi thời gian hơn”, Tiến sỹ Võ Trí Thành nói.
Tiến sỹ Võ Trí Thành cũng khẳng định: “Không phải đến bây giờ chúng ta mới đề cập đến vấn đề cần phải có một văn bản pháp lý đặc thù để xử lý nợ xấu, mà nó đã được nói khá nhiều trong vài năm trước. Và đến bây giờ chúng ta không thể trì hoãn được, phải nhanh chóng triển khai đưa vào cuộc sống”.
Vị chuyên gia này đưa ra hai lý do cơ bản cho nhận định của mình. Thứ nhất, dù có bước tiến, xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa đủ thực chất; vấn đề nợ xấu còn nghiêm trọng, gây nhiều hệ lụy xấu đến nền kinh tế. Lý do thứ hai là càng xử lý chậm, phí tổn phát sinh càng cao.
“Bất cứ một nước nào đều phải trả giá khi xử lý vấn đề nợ xấu. Giá đắt hay rẻ còn tùy thuộc tính chất nghiêm trọng cũng như cách thức xử lý và nguồn lực có được của nước đó”, ông Võ Trí Thành nói./.
>>>Nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu - Bài 2: Phá "băng" cho khối tài sản khổng lồ
- Từ khóa :
- nợ xấu
- xử lý nợ xấu
- nghị quyết về xử lý nợ xấu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm đồng bộ trong thực hiện chính sách xử lý nợ xấu
19:42' - 12/06/2017
Tại phiên làm việc chiều 12/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu là cần thiết
19:41' - 12/06/2017
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 12/6, Quốc hội nghe trình bày báo cáo, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần giải pháp toàn diện, khả thi về xử lý nợ xấu
13:24' - 07/06/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu
13:04' - 07/06/2017
Sáng 7/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
-
Tài chính
Bước tiến mới trong kiểm tra tài chính công
08:11' - 23/04/2025
Trong khuôn khổ Tuần lễ Trí tuệ nhân tạo (AI) Dubai, Sở Tài chính Dubai (DOF) đã ra mắt ASCEND – hệ thống hỗ trợ xác minh và khuyến nghị dựa trên AI.
-
Tài chính
Hải quan phát hiện bắt giữ một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại
16:03' - 22/04/2025
Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã thu thập thông tin quản lý rủi ro đối với hành khách trọng điểm, chuyến bay trọng điểm.
-
Tài chính
Người tiêu dùng Mỹ lo ngại lạm phát khi giá hàng hóa tiếp tục tăng
09:56' - 22/04/2025
Một phân tích mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Boston cho thấy người tiêu dùng có lý khi cho rằng chi phí từ các mức thuế quan mới sẽ được phản ánh trực tiếp vào hóa đơn mua sắm của họ.
-
Tài chính
Khi đồng USD suy yếu và vị thế lung lay
20:23' - 21/04/2025
Giá trị của đồng bạc xanh đã giảm gần 10% kể từ mức đỉnh vào giữa tháng 1/2025 xuống mức thấp nhất trong ba năm so với rổ các đồng tiền chủ chốt.