Nghịch lý trong phân cấp, phân quyền
Ngày 8/5, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS - Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo khoa học “Phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay ”.
* Mô hình đồng dạng làm hạn chế khả năng tự chủ của địa phương Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương đã được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ, phát huy sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở.Tuy nhiên, thời gian qua, có khá nhiều thông tin phản ánh về hiện tượng địa phương tìm cách đẩy công việc lên cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, chuyện đùn đẩy mọi việc lên cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có thể thấy đó là sự phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền chưa đủ rõ ràng, mạch lạc.Một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa được quy định rõ, vẫn còn một số nhiệm vụ cả cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp huyện, cấp xã cùng thực hiện nhưng chưa rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp trong quản lý.
Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam Peter Girke cho rằng, phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là xu hướng chung của các quốc gia hiện đại, để các địa phương chủ động trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giúp tăng hiệu quả quản lý nhà nước của các địa phương, giúp các địa phương phát huy được sức sáng tạo và thế mạnh của mình.Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 của Việt Nam chưa có những quy định về quyền hạn riêng của địa phương, tương ứng với quy định Hiến pháp về “những công việc của địa phương”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý đã trao đổi, đánh giá thực trạng việc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương, đề xuất các giải pháp xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo như hiện nay. Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước Dương Quang Tung cho rằng câu chuyện phân cấp, phân quyền, tản quyền, tập quyền là câu chuyện từ 30 năm nay nhưng vẫn mang tính thời sự.Hai nghịch lý trong phân cấp, phân quyền được ông chỉ ra là “cái cần buông thì nắm, cái cần nắm thì buông” và tình trạng cát cứ về thẩm quyền ở địa phương còn lớn.
Một số việc phân cấp cho chính quyền tỉnh nhưng bộ, ngành vẫn nắm quyền kiểm soát, các tỉnh vẫn phải xếp hàng lên bộ, ngành, Chính phủ "xin ý kiến". Như vậy việc “phân cấp mang tính nửa vời”.
Còn Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội thì cho rằng, chúng ta không coi chính quyền địa phương là một pháp nhân công quyền mà là một bộ phận thực thụ, cấp trên, cấp dưới. Tư duy lãnh đạo, chỉ đạo là từ trên xuống dưới.Vì vậy, chính quyền địa phương chưa đạt đến trình độ là một pháp nhân công quyền tự quản. Việc không thừa nhận chính quyền địa phương là một pháp nhân công quyền đã cản trở việc phát huy rất nhiều giá trị phổ quát của tự quản chính quyền địa phương.
“Nếu thừa nhận chính quyền địa phương là một pháp nhân công quyền thì mọi cái đều hết sức minh bạch, bộ máy của mình, con người của mình, tài sản của mình, thậm chí là phù hiệu riêng của mình. Còn nếu không tất cả đều xin ở trên, từ trên đưa xuống rồi dưới lại báo lên trên, điều đó rất cản trở”, ông Lê Minh Thông nhìn nhận. Ông chỉ ra rằng mặc dù đã phân biệt đô thị, nông thôn, hải đảo nhưng các cấp lại đều như nhau, một mô hình giống nhau trong khi các địa phương rất khác nhau, nên “anh làm nhiều, phát triển thì phải đóng nhiều. Còn anh không phát triển thì lại được hưởng nhiều. Mô hình đồng dạng này làm hạn chế rất nhiều khả năng tự chủ của địa phương”. Hiện các cấp có thẩm quyền đang cho phép Hà Nội xây dựng mô hình thí điểm quản lý theo mô hình đô thị. Hàng loạt vấn đề vướng mắc đang đặt ra.Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương lâu nay có nhiều “ấm ức”, chúng ta đang tiến tới xây dựng quy chế đặc thù cho 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng cơ chế đó cũng không hình thành được một điểm đích cho 5 địa phương này.
Theo ông, đã đến lúc phải nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng nhưng quyết liệt về mô hình chính quyền địa phương mới, để những giá trị phổ quát của chính quyền địa phương mà chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục bàn có cơ may được nảy mầm và phát triển ở một mô hình thích hợp. *Làm rõ việc ủy quyền Đề cập đến vấn đề ủy quyền hiện nay, ông Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng cần làm rõ ai ủy quyền, ủy quyền cái gì, người ủy quyền và người được ủy quyền chịu trách nhiệm như thế nào? Quan trọng là người đứng đầu. Khi Bộ trưởng phân công cho các thứ trưởng thì trách nhiệm chính vẫn là Bộ trưởng - ông Khải nhấn mạnh. Theo ông, trong Chính phủ cũng thế, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm cao nhất, còn các Phó Thủ tướng quy định ghi rõ là người giúp việc cho Thủ tướng trong các lĩnh vực. Theo ông Phạm Tuấn Khải, rà soát, khái quát quy chế làm việc của Chính phủ thì sẽ làm rõ được việc phân công công việc giữa Chính phủ với các bộ, giữa Thủ tướng với các Phó Thủ tướng, giữa Thủ tướng với các Bộ trưởng. Về phân cấp, phân quyền, ông đề nghị phải trao thẩm quyền nhất định cho chính quyền địa phương mới đảm bảo hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ông cũng đề nghị nên cho chính quyền địa phương tự chủ về công tác cán bộ, Bộ Nội vụ không nên nắm hết./.- Từ khóa :
- thẩm quyền
- cấp chính quyền
- bộ nội vụ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường
20:14' - 07/05/2019
Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Băn khoăn việc giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện
19:06' - 18/04/2019
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, chiều 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ngay tháng 1/2019 phải báo cáo việc phân cấp cho địa phương
19:09' - 28/12/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đơn vị được giao nhiệm vụ ngay trong tháng 1/2019 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc phân cấp phân quyền cho các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.