Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nhật báo The New York Times số ra ngày 27/4 dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đây là sự thay đổi rõ ràng trong chính sách của Mỹ nhằm tăng cường quyết tâm quốc tế để đối phó với điều mà ông Trump coi là mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh NPR dự kiến được phát sóng ngày 28/4, Ngoại trưởng Tillerson nêu rõ: “Đương nhiên, đó sẽ là hướng đi chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này, song Triều Tiên phải quyết định họ sẵn sàng đàm phán với chúng tôi về chương trình nghị sự phù hợp".
Theo ông Tillerson, chương trình nghị sự sẽ không đơn giản là dừng lại ở những thỏa thuận sẽ được thực thi trong vài tháng nữa hoặc vài năm nữa, để rồi sau đó khôi phục mọi thứ như trong 20 năm qua.
Trong một cuộc phỏng vấn khác với Fox News cùng ngày, ông Tillerson đã phác họa cách tiếp cận ngoại giao của Chính phủ Mỹ, theo đó tập trung vào việc gây áp lực quốc tế và gia tăng sức ép kinh tế của Trung Quốc đối với Triều Tiên, một đồng minh của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Washington sẽ không tìm cách “thay đổi chế độ” ở Triều Tiên nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời loại trừ kịch bản Hàn Quốc tái thống nhất với Triều Tiên.
Ông Tillerson cho rằng Triều Tiên trong quá khứ thể hiện lý do theo đuổi vũ khí hạt nhân là vì họ cảm thấy đây là con đường duy nhất để bảo vệ chế độ. Mỹ muốn thay đổi quan điểm này của Triều Tiên, cho họ nhận thấy rằng con đường sinh tồn và an ninh là Triều Tiên cần hủy bỏ các vũ khí hạt nhân. Mỹ cũng kêu gọi các nước khác sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên trên con đường phát triển kinh tế.
Tuyên bố của ông Tillerson được đưa ra sau khi Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên một cách hòa bình, thông qua việc áp đặt một loạt lệnh trừng phạt kinh tế mới mà không cân nhắc đến biện pháp quân sự.
Trong khi đó, các quan chức thuộc Quốc hội Mỹ cho biết tuần tới, Hạ viện có thể sẽ bỏ phiếu về dự luật nhằm siết chặt trừng phạt đối với ngành vận tải biển của Bình Nhưỡng và các công ty làm ăn với quốc gia này.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã leo thang trong những tuần gần đây sau các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và những phản ứng mạnh mẽ từ chính quyền của Tổng thống Trump. Trong tháng này, Mỹ đã điều nhiều vũ khí chiến lược tới bán đảo Triều Tiên, trong đó có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson, để tiến hành một cuộc huấn luyện quy mô lớn.
Triều Tiên nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Hàn là hành động "xâm lược", trong khi Washington và Seoul nhấn mạnh các cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ./.
>>>Lãnh đạo quân đội Hàn Quốc, Mỹ tái khẳng định sẵn sàng đối phó với Triều Tiên
>>>Tổng thống Mỹ D.Trump trao tài liệu giải mã dưới thời độc tài cho Argentina
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo quân đội Hàn Quốc, Mỹ tái khẳng định sẵn sàng đối phó với Triều Tiên
10:54' - 28/04/2017
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất dựa trên quan hệ đồng minh mạnh mẽ để chống lại các mối đe dọa từ phía Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Trung Quốc cảnh báo trừng phạt Bình Nhưỡng
10:13' - 28/04/2017
Trong khi Mỹ khẳng định ưu tiên dùng ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên thì Trung Quốc lại đưa ra cảnh báo trừng phạt Bình Nhưỡng nếu tiếp tục thử hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Trung Quốc đề xuẩt giải pháp hòa hoãn
19:02' - 27/04/2017
Bắc Kinh đang đề xuất hoãn đồng thời chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và các cuộc tập trận chung quy mô lớn Mỹ-Hàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.