Ngư nghiệp có thể "đánh chìm" thỏa thuận thương mại Anh-EU
Billingsgate từng là chợ cá lớn nhất thế giới và hiện vẫn là chợ hải sản nội địa lớn nhất của Anh. Nơi đây là đại diện cho lịch sử và sự lãng mạn của nghề đi biển ở “xứ sở sương mù”.
Ngành công nghiệp này chỉ đóng góp khoảng 0,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo 12.000 việc làm cho đất nước, song theo The Economist, lại có thể làm mất đi cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Mong muốn giành lại quyền kiểm soát các vùng biển là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc Anh rời khỏi EU (Brexit). Những người ủng hộ Brexit cho rằng chính sách ngư nghiệp chung của EU không công bằng với ngư dân Anh. Đối với nhiều hải sản, ngư dân châu Âu có tỷ lệ hạn ngạch đánh bắt tại vùng biển của Anh lớn hơn nhiều so với hạn ngạch của chính ngư dân Anh.
Barrie Deas, Giám đốc điều hành của Liên đoàn các tổ chức ngư dân quốc gia, lưu ý rằng đối với cá thu ở eo biển Anh, ngư dân Anh được bắt 9% so với ngư dân Pháp là 84%; đối với cá tuyết chấm đen ở biển Celtic, con số là 10% so với 66%.
Chính phủ Anh muốn tăng tỷ lệ cá ngư dân Anh được đánh bắt dựa trên vị trí của cá, chứ không phải quyền lịch sử và các cuộc đàm phán hàng năm như của Na Uy.
Trong khi đó, EU muốn tiếp tục hệ thống hiện tại và nói rằng đàm phán hàng năm có tác dụng đối với Na Uy vì chỉ bao gồm có 7 loài và hạn ngạch hiếm khi thay đổi, trong khi với Anh, con số này là gần 100 loài và toàn bộ vấn đề là điều chỉnh sản lượng khai thác.
EU cũng khẳng định rằng nếu không có sự nhất trí về đánh bắt cá thì không thể có thỏa thuận thương mại. Đánh bắt cá giờ là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong các cuộc đàm phán Brexit vì những khoảng cách lớn trong quan điểm của hai bên.
Vì Anh có vùng biển ven bờ lớn hơn bất kỳ quốc gia EU nào, nên nước này dường như có vị thế vững chắc. Tuy nhiên, khoảng 80% lượng cá được đưa lên bờ vào Anh là để xuất khẩu, chủ yếu là sang EU, trong khi 70% lượng cá tiêu thụ ở Anh được nhập khẩu, phần lớn từ EU.
Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ phá vỡ giao thương hai chiều đối với một sản phẩm dễ thối hỏng. Người Anh không đủ khả năng để đánh bắt tất cả số cá mà ngư dân EU đánh bắt, cũng như không đủ tàu tuần tra để giám sát toàn bộ vùng biển của mình.
Ngoài ra, luật pháp cũng không rõ ràng. Nhiều công ty của EU đã mua hạn ngạch đánh bắt cá của Anh và hiện tại không dễ dàng để lấy lại hạn ngạch đó.
Hơn nữa, phần có giá trị nhất của ngành công nghiệp này không còn là việc đánh bắt mà là chế biến, điều phụ thuộc rất nhiều vào thương mại tự do. Ngay cả khu vực Grimsby ủng hộ Brexit, nơi hiện chế biến hải sản là hoạt động chính, cũng lo lắng về việc mất đi hoạt động kinh doanh nếu không đạt được thỏa thuận với EU.
James Kane, thuộc Viện Chính phủ, trích dẫn một nghiên cứu năm 2018 của một trường đại học Hà Lan, kết luận rằng nếu không có thỏa thuận do những hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với việc buôn bán cá, Anh sẽ mất nhiều hơn là những gì đạt được khi độc quyền tiếp cận vùng biển của mình.
Vậy, liệu có đất cho sự thỏa hiệp giữa Anh và EU? London có thể đồng ý với hạn ngạch nhiều năm, trong khi EU có thể chấp nhận rằng tỷ lệ của Anh phải tăng theo thời gian. Song, những người ủng hộ Brexit sẽ coi đó là sự phản bội khi Anh đồng ý cho phép các ngư dân EU tiếp tục lôi lên các mẻ cá của nước này. Và cảm xúc ở lục địa châu Âu cũng mạnh mẽ như vậy.
Cá trích (gần như tất cả được đánh bắt ở vùng biển của Anh) nằm trong trái tim và tấm lòng của người Hà Lan, trong khi người Pháp đã đánh bắt ở vùng biển của Anh trong nhiều thế kỷ.
Chính trị làm cho mọi thứ khó khăn hơn. Trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải đối mặt với cuộc tái tranh cử đầy khó khăn vào đầu năm 2022 và muốn xoa dịu ngư dân Pháp thì Chính phủ Anh lại lo ngại chủ nghĩa dân tộc sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm tới ở Scotland.
Trong khi đó, Thủ tướng Boris Johnson cần một thỏa thuận thương mại và nếu không có sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến ngư nghiệp, ông sẽ thấy không thể đạt được một thỏa thuận./.
- Từ khóa :
- brexit
- anh rời eu
- ngư nghiệp anh eu
- liên minh châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Anh nhất trí về thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit
09:33' - 08/08/2020
Nhật Bản và Vương quốc Anh đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại tự do song phương, thiết lập một “sân chơi” cho các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của các thỏa thuận về thuế quan song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Tiến triển trong đàm phán thỏa thuận thương mại Anh - EU hậu Brexit
05:00' - 08/08/2020
Chánh Văn phòng Nội các Vương quốc Anh Michael Gove cho biết, đàm phán giữa Anh và EU hậu Brexit đã đạt được tiến triển và hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU kéo dài đến tháng 10
08:57' - 01/08/2020
Ngày 31/7, Trưởng đoàn đám phán thương mại của Anh David Frost cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do đến ngày 2/10.
-
Kinh tế Thế giới
Anh hối thúc doanh nghiệp và người dân chuẩn bị cho hậu Brexit
13:47' - 13/07/2020
Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove ngày 12/7 cho biết các cuộc đàm phán giữa Anh và EU đã có tiến triển, song đôi bên vẫn còn có sự khác biệt trong quan điểm về một số vấn đề.
-
Tài chính
Anh chi 705 triệu bảng cho cơ sở hạ tầng biên giới "hậu Brexit"
19:55' - 12/07/2020
Anh sẽ chi 705 triệu bảng (890 triệu USD) cho các cơ sở hạ tầng ở biên giới để giúp duy trì dòng chảy thương mại sau khi giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.