Người dân Mỹ tiết kiệm nhiều hơn trong đại dịch, đặc biệt là người giàu
Đại dịch COVID-19 đã "xóa sổ" hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có khi họ buộc phải ở nhà và không thể đi du lịch hay vui chơi giải trí bên ngoài.
Bên cạnh việc giảm đáng kể chi tiêu cho các hoạt động giải trí, những khoản trợ cấp từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ liên quan đến đại dịch, trợ cấp thất nghiệp và việc được hoãn trả nợ vay hàng tháng đối với những người có thu nhập thấp đã giúp tài khoản ngân hàng của người Mỹ "dư dả" hơn.
Theo số liệu được Barclays và Oxford Economics công bố trong tuần này, người Mỹ đã tích lũy được 1.800 tỷ USD tiền tiết kiệm trong 11 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics cho rằng con số này có thể tăng lên 2.500 tỷ USD vào mùa Hè năm nay.
Tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ, ở mức trung bình khoảng 7-8% tổng thu nhập vào thời kỳ trước cuộc khủng hoảng COVID-19, đã tăng vọt lên mức kỷ lục 33% tổng thu nhập vào tháng 4/2020, nhờ gói cứu trợ khổng lồ trị giá 2.200 tỷ USD của Chính phủ dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Tỷ lệ tiết kiệm được giữ ở mức 13,7% vào cuối tháng 12/2020, nhưng sau đó đã giảm xuống khi các chương trình cứu trợ hết hạn.
Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng vọt lên 20,5% vào tháng 1/2021, sau khi việc hỗ trợ 600USD cho mỗi người dân nhằm xoa dịu những tác động của đại dịch được đưa vào kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng 12/2020.
Theo giới phân tích, tỷ lệ tiền tiết kiệm của người dân Mỹ có thể tăng trở lại vào mùa Xuân này, khi các nhà lập pháp đang xem xét gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Nhìn chung, xu hướng tiết kiệm đã làm nổi bật sự chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ, khi các hộ gia đình giàu có tiết kiệm nhiều hơn so với các gia đình có thu nhập khiêm tốn, vốn lại là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19 do mất việc làm và chủ yếu sử dụng tiền cứu trợ của nhà nước để chi trả cho cuộc sống.
Những người Mỹ giàu có nói chung có thể duy trì công việc của họ thông qua việc làm từ xa, và thu nhập của họ không đổi trong khi chi tiêu giảm, dẫn đến số tiền tiết kiệm càng cao.
Theo một cuộc khảo sát trên 10.334 người Mỹ của Pew Research Center, công bố ngày 5/3, cứ 10 người Mỹ đươc hỏi thì bốn người (42%) nói rằng họ đã tiêu ít tiền hơn bình thường kể từ khi đại dịch bắt đầu, và điều đó đặc biệt thấy ở những người trưởng thành có thu nhập cao.
Câu hỏi cơ bản đặt ra là liệu tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục có thúc đẩy hoạt động tiêu dùng ở Mỹ, vốn là động lực của nền kinh tế lớn nhất thế giới (chiếm 2/3 GDP) hay không.
Các nhà kinh tế của Barclays nhận định rằng, chi tiêu của hộ gia đình tại Mỹ sẽ tăng khá nhanh trong năm tới và các hộ gia đình sẽ giảm tiết kiệm tích lũy trong thời gian này./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- chính phủ mỹ
- người giàu ở mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Indonesia kêu gọi người dân dùng hàng nội địa
05:30' - 05/03/2021
Ngày 4/3, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân dùng hàng nội địa để hỗ trợ cho các công ty nhỏ và vừa của nước này.
-
DN cần biết
Hàn Quốc: Giá xăng cao kỷ lục tạo thêm gánh nặng cho người dân
21:16' - 16/02/2021
Giá xăng ở Hàn Quốc luôn duy trì mức tăng trong 89 ngày liên tiếp đã tạo thêm gánh nặng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vốn đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09' - 20/05/2022
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50' - 20/05/2022
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.