Hàn Quốc: Giá xăng cao kỷ lục tạo thêm gánh nặng cho người dân
Số liệu từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC) cho thấy giá xăng ngày 15/2 vừa qua là 1.461,05 won/lít (khoảng 1,32 USD) đánh dấu mức tăng trở lại ở tháng thứ ba liên tiếp. Đây cũng là mức giá cao nhất trong khoảng 11 tháng qua kể từ ngày 18/3/2020 khi đạt 1.465,40 won/lít và đánh dấu mức tăng 17,1% so với giá xăng 9 tháng trước đó.
Cùng với xăng, giá dầu diesel ở Hàn Quốc cũng đã tăng hơn 200 won/lít lên mức 1.261,14 won/lít trong bối cảnh giá dầu thô quốc tế đang phục hồi nhanh chóng. Giá dầu Western Texas, vốn chỉ dao động trong khoảng 36-42 USD/thùng vào tháng 10/2020, nay đã được giao dịch ở mức 60,26 USD/thùng vào ngày 15/2 vừa qua.
Cả dầu thô Dubai (vốn chiếm phần lớn trong nhập khẩu xăng dầu của Hàn Quốc) và dầu thô Brent cũng được giao dịch dao động quanh mức 60 USD/thùng.
Theo nhận định của giới chuyên gia, giá xăng dầu tăng có thể là tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc, vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 trong suốt một năm qua, trong bối cảnh vaccine ngừa COVID-19 đang được thúc đẩy triển khai trên toàn cầu.
Tuy nhiên, dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), Tổng cục Thống kê Hàn Quốc (KS) và Cơ quan Di trú Hàn Quốc (KIS) công bố lại cho thấy những chỉ số chính của nền kinh tế vốn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Số liệu của BOK cho thấy kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm trong 3 quý liên tiếp của năm 2020 (-2,7% trong quý II; -1,1% trong quý III và -1,4% trong quý IV). Mặc dù BoK đã giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức thấp kỷ lục 0,5%/năm kể từ tháng 5/2020, song có rất ít dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang phục hồi, đặc biệt trong bối cảnh vẫn còn những lo ngại về dịch COVID-19.
Trong khi đó, số liệu của KS lại cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc đạt 5,7% vào tháng 1 vừa qua, với 1,57 triệu người thất nghiệp, mức cao nhất trong khoảng 2 thập niên trở lại đây. Đây là sự khác biệt lớn so với với 1,15 triệu người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là 4,1% của cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chỉ số bổ sung về việc làm, số người thất nghiệp "trên thực tế" (những người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm) đã lên tới 4,97 triệu người vào tháng 1/2021, trong tổng số 29,61 triệu người hoạt động kinh tế. Con số này đánh dấu mức cao kỷ lục kể từ khi việc tổng hợp các số liệu liên quan bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2015.
Điều này chỉ ra rằng 16,8% những người hoạt động kinh tế trên thực tế không có việc làm. Chỉ số trên coi những người thiếu việc làm (những người làm việc ít hơn 36 giờ/tuần nhưng muốn làm việc nhiều hơn, cũng như những lao động thời vụ đã nghỉ việc trong một năm) là "những người thất nghiệp".
Số liệu thống kê của KIS cho thấy lượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đã giảm 95,8% (từ 1,68 triệu người vào tháng 10/2019 xuống còn 69.215 người vào tháng 10/2020).
Trên cơ sở cộng dồn, số du khách nội địa (không phải là người Hàn Quốc) đã giảm từ 14,9 triệu người trong 10 tháng đầu năm 2019 xuống còn 2,52 triệu người trong cùng kỳ năm ngoái, giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch trong nước cũng như các doanh nghiệp phục vụ khách du lịch nước ngoài./.
>>BOK dự báo thị trường lao động Hàn Quốc sau COVID-19
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Hàn Quốc có xu hướng gia tăng
16:07' - 14/02/2021
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 14/2 công bố, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của nước này có xu hướng tăng, giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại.
-
Doanh nghiệp
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi thị trường việc làm của Hàn Quốc
11:30' - 14/02/2021
Đại dịch COVID-19 đã khiến các tập đoàn lớn của Hàn Quốc phải thay đổi mạnh mẽ quy trình tuyển dụng lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ