Người Việt thường làm gì trong ngày Tết cổ truyền?
Về quê ăn Tết
Người Việt Nam có truyền thống mỗi khi năm hết Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình, để được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên, báo cáo các cụ, các ông bà những điều đã làm được trong cả năm đã qua.
Người thì lại muốn về thăm nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đặc biệt với những người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, những kỷ niệm gắn liền với giếng nước, sân đình, lũy tre... cả đời chắc không thể quên.
Vì thế, “về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn trong ngày Tết cổ truyền.
Tỏ lòng hiếu kính tổ tiên
Cũng trong những ngày này, chăm chút, sắp dọn bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà. Mỗi gia đình tuy có một cách bài trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau nhưng tựu chung đều là nơi tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Lễ vật dâng cúng ngày Tết thường là cặp bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, lọ hoa tươi, hộp bánh, chai rượu… Ngoài ra còn có hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ, với ý nghĩa để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…Đây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền từ ngàn xưa.Xuất hành và hái lộc
Dân gian xưa cho rằng, trong đêm giao thừa hay ngày đầu tiên của năm mới, người chủ gia đình cần “xuất hành”, tức là đi ra khỏi nhà, để đi tìm may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải xem ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần…
Không những vậy, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước, gọi là tục “hái lộc”.Cành lộc này có thể là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm.Khai bút và xin chữ đầu xuân
Từ lâu, khai bút đầu xuân đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.
Khai bút đầu xuân có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng...Ngày nay, tuy không còn phổ biến như xưa nhưng nhiều gia đình, nhất là các học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.Ngoài phong tục khai bút đầu năm, người Việt còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu năm.
Tục xin chữ đầu năm đã trở thành phong tục và nét văn hóa mỗi độ xuân về. Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất.Ngày xưa là xin chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ, với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin.Việc xin chữ đầu năm ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến, từ Nam chí Bắc.Lì xì mừng tuổi
Ngày Tết, người lớn thường tặng trẻ em một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong một bao giấy đỏ, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn hay tượng trưng cho may mắn và tài lộc.
Theo tích cổ Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.Theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là "hỗn".Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán", mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên chúc Tết ông bà, cô chú bác... và mừng tuổi lẫn nhau./.Tin liên quan
-
Thị trường
Lượng hành khách đi lại dịp Tết giảm sâu
13:24' - 21/01/2022
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh dự báo sản lượng hành khách qua các bến xe liên tỉnh Tết năm nay chỉ đạt được khoảng 50% so với cùng kỳ 2021.
-
Thị trường
Nhu cầu cá thu nướng dịp tết tăng cao
12:41' - 21/01/2022
Những ngày này, người dân nơi cửa biển phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An lại tất bật với việc nướng cá để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.
-
Kinh tế và pháp luật
Về quê ăn Tết ở các tỉnh Nam Bộ (miền Nam) cần chú ý những điều gì?
11:21' - 21/01/2022
Về quê ăn Tết ở các tỉnh Nam Bộ (miền Nam) gồm Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương… có phải cách ly hay xét nghiệm không đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.
-
Hàng hoá
Nhà vườn e dè nhập hoa bán Tết
09:10' - 21/01/2022
Còn gần 2 tuần nữa đến Tết Nguyên đán, tuy nhiên, trên các tuyến đường ở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) đã tràn ngập sắc hoa, các loại cây cảnh như: đào, bưởi, hoa giấy…
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hàn Quốc mở rộng tuyển sinh giữa lúc Mỹ siết thị thực
07:00'
Không giống quy trình chuyển tiếp truyền thống chỉ mở 1 lần vào tháng 12, hệ thống mới cho phép sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 nộp đơn và ghi danh bất kỳ thời điểm nào trong năm.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 4/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hưng Yên có 22 đơn vị đã bố trí phương tiện di chuyển cho cán bộ, công chức sau hợp nhất
20:28' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Lê Huy đã đi kiểm tra công tác bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức sau hợp nhất.
-
Đời sống
Đề xuất giải pháp cho kinh doanh xe điện ở Cửa Lò
18:21' - 03/07/2025
Hoạt động xe điện đã trở thành thương hiệu đặc trưng của du lịch biển Cửa Lò do có không gian mở, dễ dàng ngắm cảnh khi di chuyển, có thể di chuyển linh hoạt trong các tuyến đường.
-
Đời sống
Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường
08:16' - 03/07/2025
Chỉ từ năm 2015 đến nay, diện tích băng biển mất đi tương đương toàn bộ đảo Greenland – mức sụt giảm lớn nhất từng ghi nhận trên Trái Đất trong thời gian gần đây.
-
Đời sống
Thư viện - Ngôi nhà thứ hai của người dân Australia
07:00' - 03/07/2025
Đọc sách vẫn giữ vững vị thế là một trong những hoạt động giải trí được yêu thích nhất, thậm chí còn vượt qua cả việc lướt Internet hay xem ti vi đối với nhiều người.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/7
05:00' - 03/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 3/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
20:19' - 02/07/2025
Danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 của của Bộ Y tế.
-
Đời sống
Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè
20:05' - 02/07/2025
Hơn 200km đường dành cho người đi bộ cạnh đường dành cho xe đạp được chuyển thành đường cho người đi bộ kể từ khi Cơ quan Giao thông Đường bộ Singapore công bố sáng kiến này vào tháng 8/2024.