Nguồn sinh khí tạo động lực cho giai đoạn tăng trưởng mới: Bài 1
Trái với những hoài nghi, lo lắng hồi giữa năm của nhiều đại biểu Quốc hội, giới chuyên gia về khả năng có đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2017, kết thúc năm, lần đầu tiên sau nhiều năm liên tục, Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức.
Điều này khẳng định chỉ khi các chủ trương, chính sách, các hoạch định, kế hoạch hành động được xây dựng nhưng đi kèm là sự rốt ráo, sát sao thậm chí quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân người đứng đầu thì những mục tiêu mới có thể trở thành hiện thực. Đây cũng chính là nguồn sinh khí tạo động lực cho tăng trưởng mới của 2018.
Bài 1: Cơ sở cho tăng trưởng
Còn nhớ, 3 tháng trước, các tổ chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cùng điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 xuống dưới mức dự báo của chính họ trước đó và là mức thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu 6,7% của Quốc hội đặt ra.
Việc hạ dự báo tăng trưởng được các tổ chức đưa ra dựa trên cơ sở tình hình kinh tế, các tác động bên trong, bên ngoài tới Việt Nam.
Bởi đã có thời điểm Quốc hội, Chính phủ dành nhiều thời gian để bàn bạc có hay không việc điều chỉnh mức tăng trưởng khi thực tế tăng trưởng GDP quý I/2017 xuống thấp nhất trong vài năm trở lại đây, chỉ 5,15%. Khi đó, các kịch bản được đưa ra để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%.
"Với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng từ 6,3 - 6,5%" - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 đã chỉ rõ.
Tuy nhiên, kết quả kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong các quý sau đó đã xua tan những hoài nghi về quyết tâm của Chính phủ.
Theo đó, GDP quý II đã tăng lên 6,28%; đến quý III đạt 7,46%, cao gần gấp rưỡi so với tốc độ tăng trưởng quý đầu tiên của năm 2017 và quý IV tăng 7,65%. Các con số này đã đưa đến kết quả GDP năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016.
Để đạt được kết quả này là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ.
Theo đó, một loạt chính sách đã được Chính phủ đề ra; trong đó tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh nhằm huy động tối đa các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài cho đầu tư phát triển.
Cùng đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các kịch bản cụ thể cho từng quý, từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, đặc biệt rà soát cụ thể đối với 31 sản phẩm chủ lực là những sản phẩm tạo ra giá trị hơn 1 tỷ đô la cho xuất khẩu, cho phát triển kinh tế.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ quản lý ngành kinh tế gồm Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch - những bộ có liên quan đến kinh tế tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh cho các lĩnh vực thuộc bộ.Nhiều cuộc làm việc của Thủ tướng với các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, trong nước và doanh nghiệp nước ngoài được tổ chức nhằm lắng nghe và giải đáp các thắc mắc.
Qua đó, một loạt thủ tục hành chính đã được Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành gỡ bỏ. Điểm nhấn phải kể tới là Bộ Công Thương chỉ riêng năm 2017 đã mạnh tay cắt giảm 675 thủ tục hành chính, chiếm khoảng 55% số điều kiện kinh doanh hiện có do Bộ này ban hành để tháo gỡ trực tiếp khó khăn cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính liên tục cải cách từ thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước... đến hiện đại hóa hành chính đối với tất cả các lĩnh vực kho bạc, chứng khoán, tài chính doanh nghiệp.... Tính chung từ năm 2011 đến nay, Bộ Tài chính đã cắt giảm được 420 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 1.836 thủ tục liên quan các lĩnh vực tài chính.
Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư cũng tham gia tích cực vào công cuộc cải cách hành chính này.
Với những nỗ lực này, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế “thăng hạng”. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017 – 2018, Việt Nam đã tăng được 5 bậc, xếp hạng 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ.
WB cũng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam, năm 2018 dự kiến sẽ tăng 14 bậc, lên 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãng đánh giá quốc tế Madi cũng nâng mức tín nhiệm của Ngân hàng Việt Nam lên mức tích cực.
“Đây là những tín hiệu rất mừng của môi trường đầu tư kinh doanh cũng như môi trường phát triển của Việt Nam” Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá.Còn theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tạo điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Với sự quyết tâm hội nhập sâu, rộng, toàn diện, hiện Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA mới; trong đó có 18 đối tác thuộc các nền kinh tế APEC. Ðến nay, Việt Nam đã có hơn 24.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 310 tỷ USD, tương đương 155% GDP./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguồn sinh khí tạo động lực cho giai đoạn tăng trưởng mới: Bài 3
11:22' - 29/12/2017
Cùng với đánh giá tồn tại, hạn chế của năm 2017 để rút ra các bài học kinh nghiệm, kịch bản tăng trưởng năm 2018 đã được xây dựng nhằm ngay từ ngày đầu, tháng đầu có thể bắt tay ngay vào thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguồn sinh khí tạo động lực cho giai đoạn tăng trưởng mới: Bài 2
11:20' - 29/12/2017
Dù năm 2017 để lại dấu ấn tốt đẹp nhưng vẫn còn những điểm nghẽn sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 cũng như mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2016-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức hai Tọa đàm về thành tựu của Việt Nam năm 2017
20:07' - 27/12/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức Tọa đàm về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, thành tựu đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2017
17:31' - 27/12/2017
Ban Biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2017:
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017 là năm thành công trong kiểm soát lạm phát
17:02' - 27/12/2017
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, năm 2017 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017, GDP ước tăng 6,81%, vượt mục tiêu đề ra
15:07' - 27/12/2017
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016; trong đó, quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%, quý III tăng 7,46% và quý IV tăng 7,65%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.