Nguy cơ và thách thức của Trung Quốc trong thương chiến trường kỳ với Mỹ
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" mới đây đăng bài viết với tựa đề "Trung Quốc cần phòng bị trước một cuộc chiến tranh thương mại trường kỳ" của tác giả Ngụy Kiến Quốc (Wei Jianguo), cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc và hiện là Phó Giám đốc điều hành Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, trong đó cho rằng Trung Quốc vẫn cần phải phòng bị cho một cuộc chiến thương mại trường kỳ với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra từ ngày 27-29/6 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Trước thông tin này, các thị trường chứng khoán của cả hai bên đều đồng loạt tăng điểm với kỳ vọng hai bên sẽ quay lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại.
Tác giả bài viết nhận xét, bất chấp những kỳ vọng đó, Trung Quốc vẫn cần phải phòng bị cho một cuộc chiến thương mại trường kỳ, theo đó có thể kéo dài trong 30 năm hoặc lâu hơn nếu phía Mỹ tỏ ra không nhất quán và không thực hiện những cam kết của mình.
Sau 40 năm phát triển, các mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm. Một số giọng điệu ở Mỹ cho rằng chiến lược "can dự và kiềm chế" ban đầu nhằm đối phó với Trung Quốc đã lỗi thời và hiện là thời điểm để kiểm nghiệm, kiềm chế Trung Quốc. Giọng điệu kiểu này đã làm "câm nín" những nhân vật ủng hộ hợp tác giữa hai nước.
Sau những khúc ngoặt trước đó trong các cuộc đàm phán thương mại, động cơ và tư duy của phía Mỹ đã dần trở nên rõ ràng. Đầu tiên, Washington tin rằng Trung Quốc sẽ thách thức quyền bá chủ của họ. Thứ hai, phía Mỹ đã khơi mào cuộc chiến thương mại bằng cách tấn công ngành sản xuất của Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ tin rằng đây sẽ là cơ hội cuối cùng để "hạ bệ" Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã được đội ngũ cố vấn có quan điểm diều hâu đối với Trung Quốc vây chặt xung quanh. Những cố vấn này muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước sự suy thoái của ngành sản xuất Mỹ và các vấn đề của tầng lớp trung lưu Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc muốn một mối quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc, trong đó sẽ không có những sự hiểu lầm, xung đột và đối đầu. Nền tảng của các mối quan hệ kiểu mới này sẽ là tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau, các mối quan tâm chính và những lợi ích chung.
Hơn nữa, nước Mỹ đã thay đổi từ trạng thái cởi mở sang bảo thủ. Ngọn cờ tiên phong một thời của chủ nghĩa tự do nay đã chuyển sang chủ nghĩa đơn phương, ảnh hưởng đến uy tín của nước Mỹ.
Tác giả cho rằng, Mỹ không chỉ tấn công Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại và sản xuất, mà còn nhắm vào lĩnh vực công nghệ và chính sách công nghiệp của Bắc Kinh. Nhiều khả năng, Washington còn nhắm tới ngành tài chính hoặc tài năng ở nước ngoài của Trung Quốc. Tình hình hiện nay đã chỉ ra rằng cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, do đó Bắc Kinh cần phải cảnh giác và thận trọng.
Dự kiến, các cuộc đàm phán thương mại sẽ được nối lại khi lãnh đạo hàng đầu của hai nước gặp nhau tại Nhật Bản. Ngay cả khi các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai đạt được một số tiến triển, thì Mỹ vẫn có thể ngụy tạo ra những cái cớ mới để gây áp lực với Trung Quốc. Rất có khả năng, Mỹ sẽ "đánh đắm" thỏa thuận thương mại gần đạt được này một lần nữa.
Ngay cả khi đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020, thì cũng sẽ không thay đổi chiến lược nền tảng này của Mỹ đối với Trung Quốc. Các chiến lược kiềm chế Trung Quốc trong vòng kiểm soát và duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã trở thành một sự đồng thuận giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Mỹ.
Trung Quốc không nên bất ngờ trước lập trường cứng rắn này đối với Bắc Kinh ở trong nội bộ nước Mỹ. Hiện nay, Washington cần một kẻ thù tưởng tượng khi vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ bị lung lay. Chừng nào tư duy của phía Mỹ không thay đổi, cuộc chiến thương mại nhiều khả năng sẽ kéo dài. Cuộc chiến này có thể kéo dài trong 30 năm hoặc thậm chí là 50 năm.
Trong một cuộc chiến thương mại trường kỳ như vậy, phía Trung Quốc có lợi thế. Tổng thống Trump đã tính toán sai bởi ông chủ Nhà Trắng có thể đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước sức ép. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không khuất phục.
Thứ nhất, Trung Quốc tự tin về việc giành thắng lợi trước Mỹ. Tiến trình 40 năm cải cách và mở cửa chứng minh rằng Trung Quốc đã đưa ra những quyết sách đúng đắn. Trung Quốc cần tiếp tục cải cách và duy trì phát triển kinh tế theo định hướng thị trường, tập trung vào việc cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thứ hai, Trung Quốc cần phòng bị và lường trước những khó khăn phía trước. Một khi Mỹ áp thuế đối với phần còn lại của các sản phẩm Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, Bắc Kinh sẽ phải đưa ra các biện pháp phản đòn chính xác.
Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc cũng cần cân nhắc và xem xét đưa ra các mức trợ cấp để mở rộng thị trường trong nước. Trung Quốc hiện sở hữu một thị trường rộng lớn.
Cũng theo tác giả, hiện có ba lĩnh vực Trung Quốc cần lưu ý đến các mối đe dọa tiềm tàng. Đầu tiên là lĩnh vực tài chính - nơi hệ thống thanh toán toàn cầu được xây dựng xung quanh đồng USD, do đó Mỹ có nhiều lợi thế và ảnh hưởng hơn trên mặt trận đó. Thứ hai là ngành năng lượng - nơi Trung Quốc có sự phụ thuộc cao vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông.
Do đó, Trung Quốc cần phải có một hệ thống năng lượng ổn định. Mối quan tâm thứ ba nằm ở mặt trận tư tưởng. Nhiều khả năng, Mỹ tấn công Trung Quốc bằng những học thuyết như một cuộc đụng độ của các nền văn minh, đặt ra thách thức về lộ trình mà Trung Quốc đã chọn.
Tác giả kết luận Trung Quốc cần phòng bị cho một cuộc xung đột thương mại trường kỳ hơn. Mỹ và Trung Quốc chỉ có thể tìm được điểm chung khi Washington thực sự trả giá cho cuộc chiến thương mại này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không mong muốn chiến tranh thương mại với Mỹ
15:19' - 26/06/2019
Đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh Nghiệp tuyên bố Trung Quốc không mong muốn một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng sẽ nỗ lực đến cùng để bảo vệ các lợi ích của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chia thế giới thành hai phần?
06:00' - 24/06/2019
Cuộc đấu Mỹ-Trung trong lĩnh vực mạng 5G không có dấu hiệu suy giảm, Bắc Kinh tiếp tục mở rộng ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao ở Đông Nam Á, Trung Á, châu Âu và châu Phi, chống lại sức ép từ phía Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hy vọng Mỹ dừng phát động cuộc chiến tranh thương mại
18:31' - 20/06/2019
Các trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại liên lạc theo chỉ thị từ lãnh đạo hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng NDT có bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
05:30' - 18/06/2019
Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến động mạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước vào thời gian gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Chiến tranh thương mại sẽ huỷ hoại kinh tế Mỹ
17:51' - 02/06/2019
Trung Quốc cho rằng cuộc chiến thương mại leo thang của Washington với Bắc Kinh không "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", trái lại còn hủy hoại kinh tế nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại mô hình tăng trưởng
11:15' - 29/05/2019
Đây là một dịp tốt để Việt Nam đánh giá lại mô hình tăng trưởng của mình cũng như tiến hành tái cơ cấu mô hình tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.