Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chia thế giới thành hai phần?
Trong nỗ lực làm dịu những cáo buộc từ phía Mỹ về rủi ro an toàn thông tin, tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei lên kế hoạch bán 51% cổ phần tại Global Marine Systems - công ty cáp dưới đáy đại dương lớn thứ tư thế giới.
Theo tờ Tin tức Thế giới, việc Mỹ và Trung Quốc không nhượng bộ nhau sẽ dẫn chia thế giới thành hai phe sử dụng công nghệ khác nhau, có quy tắc vận hành và quan niệm giá trị khác nhau. Tình hình này giống như sắp xảy ra “Chiến tranh Lạnh mới” và ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trái Đất bị chia cắt thành hai thế giới khác nhau. Mỹ và châu Âu tuy vượt xa về công nghệ, nhưng cũng khó thống trị thế giới còn Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong khu vực của mình.Mấy năm trước, trong giới học thuật chiến lược quốc tế từng xuất hiện khái niệm G2, nghĩa là Mỹ và Trung Quốc trở thành "nhóm 2 cường quốc" cùng quyết định các vấn đề thế giới. Khái niệm này có lẽ bao gồm cả mong muốn hai cường quốc đứng đầu thế giới ở vị trí bình đẳng. Năm 2006, chuyên gia lịch sử tiền tệ Neil Ferguson đã sáng tạo từ mới" Chimerica" (Trung Mỹ). Theo đó, nói một cách đơn giản, Mỹ tiếp tục giữ vai trò thống trị tài chính toàn cầu, còn Trung Quốc duy trì vị thế là quốc gia chế tạo lớn nhất thế giới, 2 nước cùng xây dựng lại trật tự thế giới và lấy lại sức sống cho toàn cầu.Hơn 30 năm qua, cả phe cầm quyền lẫn lực lượng đối lập ở Mỹ đều hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc, tìm cách đưa quốc gia này vào hệ thống và trật tự quốc tế do phương Tây xây dựng, chấp nhận các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ và nhân quyền. Nhưng sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc hiện nay khiến người Mỹ thất vọng, giống như Michael Pillsbury, tác giả cuốn “Cuộc đua Marathon trăm năm”, đã mô tả: Trung Quốc chơi trò ru ngủ chiến lược, thúc đẩy quyền bá chủ toàn cầu thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, cuối cùng đã đánh thức nước Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại, mở rộng sang lĩnh vực khoa học công nghệ, cấm cửa Huawei. Trung Quốc cũng đã thay đổi thái độ, chuyển sang phản kháng, giọng điệu tuyên truyền chống Mỹ không ngừng gia tăng. Hành động của các bên cho thấy "thế giới chia rẽ" đang nhanh chóng hình thành.Đầu năm 2010, Trung Quốc liên tục kiểm duyệt và phong tỏa Google tại thị trường Trung Quốc. Khi đó, Eric Emerson Schmidt - một trong những người sáng lập Google – dự đoán Internet sẽ hình thành hai thế giới trong tương lai: một thế giới tự do và một thế giới bị hạn chế bởi sự quản lý chuyên chế. Giờ đây, không những dự đoán đó đã thành sự thật, mà còn lây lan sang các lĩnh vực khác nhau. Trung Quốc tuyên bố tự mình nghiên cứu phát triển, tự lực cánh sinh từ con chip, phần mềm tới các linh kiện then chốt. Không rõ Trung Quốc có thể làm được việc này hay không, nhưng việc hai bên hình thành hai bộ tiêu chuẩn, cạnh tranh mở rộng sang cả lĩnh vực công nghệ, văn hóa và chính trị, hơn nữa tình hình có xu hướng xấu đi, xem ra “Chiến tranh Lạnh mới” đã gần tới và thế giới thực sự đối mặt với nguy cơ chia thành hai phần.Thứ nhất, Mỹ cấm Huawei và kêu gọi các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei. Trung Quốc tin rằng công nghệ 5G của Huawei đang dẫn đầu thế giới và Mỹ không thể đánh bại Huawei nên mới tìm cách phong tỏa. Nhưng từ con chip điện thoại cầm tay, con chip sử dụng trong thiết bị 5G hay phần mềm, Huawei đều lệ thuộc nghiêm trọng vào nguồn cung từ Mỹ, do đó nếu nói Mỹ không thắng được Huawei về công nghệ khó có tính thuyết phục. Mỹ lấy lý do an ninh quốc gia để phong tỏa Huawei, nhưng nguyên nhân đằng sau có thể liên quan tới quyền chủ đạo trong việc quyết định tiêu chuẩn thế giới về Internet thế hệ mới và mối lợi kinh tế hàng ngàn tỷ USD.Vấn đề là bất chấp sự ngăn cản của Mỹ, Huawei đã ký được 42 hợp đồng phát triển mạng 5G ở Anh, Đức và các nước châu Âu. Như vậy, thế giới tương lai sẽ bị chia thành hai phần, một phần sử dụng thiết bị 5G của Huawei và phần không sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Nhưng do mạng Internet kết nối toàn cầu được cấu thành bởi cáp ngầm dưới biển, vệ tinh nhân tạo, cáp quang…, các chuyên gia viễn thông và tình báo thẳng thắn thừa nhận trong tương lai, Huawei và các công ty Trung Quốc khác có thể kiểm soát 40% đến 60% mạng Internet của thế giới. Phó Giám đốc của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, Sue Gordon cho rằng trong tương lai, Washington sẽ phải đối mặt với hai thế giới, trong đó có một thế giới không chấp nhận bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn của Mỹ.Thứ hai, trên thực tế, Trung Quốc đã thiết lập một “bức tường thành Internet", vốn từ lâu đã chia Trung Quốc đại lục và thế giới bên ngoài thành hai thế giới. Một số người mô tả mạng Trung Quốc là "mạng cục bộ" và chỉ chấp nhận các trang web và tin nhắn mà chính quyền cho phép công chúng gửi và nhận. Google, Facebook, Twitter, YouTube, Reddit, Instagram, WhatsApp và Wikipedia đều bị chặn ở Trung Quốc. Ngược lại, Huawei, Baidu, Taobao, Tencent… có thể sẽ không là gì khi ở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Internet toàn cầu trong tương lai khó phân biệt địch ta, các công nghệ về bảo mật có vai trò ngày càng quan trọng.Thứ ba, không chỉ mạng 5G, việc Mỹ bắt tay với EU, Anh, Nhật Bản phong tỏa các công nghệ cao khác của Trung Quốc có thể còn kéo dài. Nếu phía Trung Quốc không thể vượt qua, điều này chắc chắn sẽ tạo thành hai thế giới với các thông số và trình độ kỹ thuật khác nhau. Sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc có thể bị đình trệ, nhưng Trung Quốc cũng có thể tự mình nghiên cứu phát triển, sau đó vượt qua châu Âu và Mỹ, vẽ lại bản đồ khoa học công nghệ của thế giới. Nhìn thực tế, Trung Quốc dần dần bị bao vây bởi "Bức tường Berlin mới" và hậu quả sẽ rất nguy hiểm.Thứ tư, việc thế giới cảnh giác, chối bỏ hoặc hoan nghênh Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), chấp nhận hoặc từ chối vốn cùng quy tắc vận hành của Trung Quốc cũng đang hình thành hai cực khác nhau. Cuộc chiến thương mại và chiến tranh công nghệ khiến dòng vốn quốc tế và ngành chế tạo bắt đầu chuyển dịch. Nếu căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, điều bày đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài và dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ tạm biệt thời kỳ huy hoàng của thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Trung Quốc giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với bã rượu khô nhập khẩu Mỹ
07:13' - 20/06/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá từ 42,2-53,7% và thuế chống trợ cấp từ 11,2-12% đối với bã rượu khô (DDGS) nhập khẩu Mỹ sau khi kết thúc đợt đánh giá về vấn đề trên.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau thông điệp cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc
05:00' - 20/06/2019
Chiến tranh thương mại sẽ làm Trung Quốc tổn hại thế nào thì cần có thời gian quan sát, trong khi đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới gần và đó là điều mà ông Trump không thể chờ đợi thêm.
-
Kinh tế Thế giới
SIA: Áp thuế bổ sung hàng Trung Quốc gây thiệt hại cho ngành bán dẫn Mỹ
19:50' - 19/06/2019
Theo Hiệp hội ngành bán dẫn Mỹ (SIA), việc áp thuế bổ sung các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm thị trường công nghệ thông tin của Mỹ giảm khoảng 70 tỷ USD trong năm 2019 và 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung
18:48' - 19/06/2019
Ngày 18/6, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho rằng hai nước không nên để các mâu thuẫn và khác biệt định hình mối quan hệ song phương vì cả hai còn chia sẻ rất nhiều lợi ích chung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.