Nguy cơ xu hướng tách rời Mỹ-Trung trở thành hiện thực
Cùng với việc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phương cách ứng phó tốt nhất của ông Trump chính là chuyển hướng sự chú ý của người dân vào Trung Quốc.
Để "dán nhãn" cho Trung Quốc là nước đối địch hàng đầu của Mỹ, khi trả lời phỏng vấn kênh Fox Business ngày 14/5, ông Trump đe dọa “cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc”.
Nhà Trắng muốn hãng xe điện Tesla rời Trung Quốc, nhưng Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla, tỷ phú Elon Musk vẫn tiếp tục xây dựng nhà máy mới ở Thượng Hải. Tập đoàn Apple cũng đối mặt với áp lực từ yêu cầu đưa dây chuyền sản xuất iPhone rời khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế hiện thực và việc không thể nhanh chóng thay đổi chuỗi sản xuất là những vấn đề mà các doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt. Đó không chỉ là câu chuyện thị trường ở Trung Quốc, chuỗi sản xuất cũng ở Trung Quốc mà việc di dời cũng không thể thực hiện ngay lập tức.
Theo Tuần san châu Á, việc ông Trump lớn tiếng tuyên bố muốn “tách rời” Trung Quốc được xem là "động tác giả". Các lợi ích sẽ buộc doanh nghiệp gây áp lực đối với ông Trump ngay trong đảng Cộng hòa lẫn trong Chính phủ giống như trường hợp Chính quyền Mỹ yêu cầu hãng công nghệ Qualcomm không cung cấp chip điện tử cho Trung Quốc, nhưng đã bị gây sức ép ngược lại.
Nhu cầu của Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh số bán hàng của Qualcomm, do đó, một khi lệnh cấm được đưa ra, Qualcomm sẽ chịu thiệt hại đầu tiên. Kết quả là Qualcomm lập tức gây sức ép đối với Nhà Trắng, nói rằng việc cấm bán hàng cho Trung Quốc chẳng khác gì việc hủy hoại một doanh nghiệp lớn của Mỹ, đồng thời khiến một lượng lớn công nhân thất nghiệp.
Phòng Thương mại Mỹ cũng cảnh báo nếu tẩy chay Huawei “quá tay” sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại, đồng thời làm gia tăng số lượng người Mỹ thất nghiệp.
Trước đe dọa cắt đứt nguồn cung chip điện tử của Mỹ, Trung Quốc có thể ra đòn trả đũa trong một số lĩnh vực then chốt. Đất hiếm, loại nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghệ cao, chính là một trong những chiến trường quan trọng.
Hơn 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu nằm ở Trung Quốc, 70% sản lượng đất hiếm hiện nay thuộc về Trung Quốc, nếu Mỹ muốn cắt đứt chuỗi ngành nghề, Trung Quốc có thể trả đũa ngành công nghệ cao của Mỹ.
Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh đa phần ở Trung Quốc, nếu Bắc Kinh muốn “đóng van” chuỗi cung ứng, ngành dược phẩm của Mỹ sẽ khó có thể vận hành.
Theo thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một, Trung Quốc sẽ mua một lượng lớn đậu tương Mỹ. Xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc liên quan tới lợi ích của các bang nông nghiệp ở Mỹ. Nếu Trung Quốc chặn đường vào thị trường nước này đối với đậu tương Mỹ, những lá phiếu ủng hộ ông Trump ở các bang nông nghiệp Mỹ lập tức sẽ dao động.
Trong trường hợp nguồn tin của hãng Bloomberg ngày 1/6 chính xác, quân bài này xem ra bắt đầu được sử dụng. Bởi Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tạm dừng một phần hoạt động mua sắm hàng hóa từ Mỹ, trong đó có đậu tương. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng hủy bỏ nhiều đơn đặt hàng thịt lợn Mỹ.
Trên thực tế, chuỗi cung ứng Mỹ-Trung đang trong thế "cài răng lược", nếu cưỡng ép cắt bỏ, tách rời toàn diện thì cả hai đều thiệt hại, đặc biệt là đối với hoạt động tranh cử liên nhiệm của ông Trump. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mỹ-Trung không thể tách rời.
Các chính trị gia diều hâu ở Mỹ muốn tách rời với Trung Quốc, nhưng đang phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ của giới doanh nghiệp. Cuộc đấu tranh này đang diễn ra quyết liệt trong lòng nước Mỹ.
Tuy nhiên, một khi bị kích thích bởi thời khắc tranh cử cuối cùng, ông Trump rất có thể sẽ phải tung ra thêm nhiều cái gọi là “động tác giả” với Trung Quốc. Vấn đề là các “động tác giả” đó rất dễ “lộng giả thành chân”, đẩy chuỗi cung ứng vào tình trạng rối loạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo Canada nếu Huawei được "bật đèn xanh" tham gia mạng 5G
08:06' - 05/06/2020
Hiện chính phủ liên bang Canada vẫn chưa thông báo về quyết định của mình liên quan đến “số phận” của Huawei trong mạng 5G
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ ghi nhận những dấu hiệu hồi phục ban đầu
13:51' - 04/06/2020
Theo người phụ trách cuộc khảo sát của ISM, Anthony Nieves, diễn biến cho đến tuần qua cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã giảm xuống đáy và đang bắt đầu hồi phục chút ít.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nới lỏng các hạn chế hàng không sau động thái của Mỹ
11:25' - 04/06/2020
Trung Quốc ngày 4/6 thông báo sẽ cho phép nhiều hãng hàng không nước ngoài bay vào đại lục.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh Mỹ-Trung và cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ cao Hàn Quốc
05:00' - 03/06/2020
Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài dai dẳng, Hàn Quốc đã quyết định đi trước với khoản đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Italy lạc quan về năng lực dự trữ khí đốt cho mùa Đông
21:41' - 03/07/2022
Bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Italy Roberto Cingolani cho biết, với các bước chuẩn bị được triển khai hiện nay, Italy sẽ chịu ít tác động hơn các nước châu Âu khác.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ "đổi gió" mùa du lịch Hè
14:21' - 03/07/2022
Cuộc khảo sát mới do AHLA thực hiện cho thấy, giá xăng và lạm phát ảnh hưởng đến quyết định du lịch mùa Hè của người dân Mỹ nhiều hơn là những lo ngại về đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến đón hơn 9 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm nay
14:02' - 03/07/2022
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã bày tỏ lạc quan về triển vọng hồi phục ngành du lịch của “Xứ sở chùa Vàng” sau khi nhận được thông tin dự báo có thể thu hút hơn 9 triệu lượt du khách quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Hàng trăm chuyến bay bị hủy do thiếu nhân viên
12:51' - 03/07/2022
Theo trang dịch vụ giám sát chuyến bay flightaware.com, hơn 600 chuyến bay đến và đi từ Mỹ từ chiều 2/7 (giờ địa phương) đã bị hủy bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đang gợi nhớ về đầu những năm 1990
10:28' - 03/07/2022
Giới quan sát nhận định "sức khỏe" của nền kinh tế Canada hiện nay đang gợi nhớ về đầu những năm 1990.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo khả năng Nga trì hoãn thêm việc cung cấp khí đốt
08:39' - 03/07/2022
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức Robert Habeck ngày 2/7 cảnh báo nước này có thể sẽ phải đối mặt với khả năng Nga tiếp tục trì hoãn việc vận chuyển khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18' - 02/07/2022
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11' - 02/07/2022
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.