Nguyên nhân Pháp phản đối đàm phán thương mại EU-Mỹ
Ngày 11/4, một quan chức Điện Elysee cho biết Pháp sẽ bỏ phiếu chống việc khởi động các cuộc đàm phán thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, mặc dù các nước thành viên khác của EU đã nhất trí về nguyên tắc khởi động quá trình này.
Theo quan chức trên, Pháp phản đối đàm phán với Mỹ do những đe dọa thương mại liên tiếp từ Washington và việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Quan chức này nhấn mạnh "Pháp không muốn chiến tranh thương mại hay căng thẳng với Mỹ", đồng thời cho rằng có thể Pháp sẽ là nước duy nhất bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu mang tính tượng trưng về vấn đề này vào ngày 15/4 tới.
Trước đó cùng ngày, các nước thành viên EU đã "bật đèn xanh" cho việc bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán thương mại chính thức với Mỹ, một động thái nhằm chấm dứt căng thẳng giữa hai bên trong nhiều tháng qua. Sự phản đối của Pháp không cản trở EU khởi động đàm phán với Mỹ vì đa số thành viên EU ủng hộ việc này.
Quan chức trên đề cập việc Mỹ trong những ngày gần đây đe dọa hành động nhằm vào hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu. Quan chức này nhấn mạnh "quan niệm cho rằng chúng ta có thể cải thiện tình hình bằng cách nhượng bộ trước sức ép không phải là ý hay"./.
>>> EU bật đèn xanh cho tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Bão bom" tràn vào miền Tây Bắc nước Mỹ
20:52' - 11/04/2019
Cơn bão cuối mùa được các nhà khí tượng gọi là "bão bom" ngày 10/4 đã tràn vào khu vực miền Tây Bắc nước Mỹ và di chuyển vào khu vực đồng bằng và miền Trung Tây nước Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01'
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46' - 15/11/2024
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25' - 15/11/2024
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51' - 15/11/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20' - 15/11/2024
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Tổng thống đắc cử D.Trump với thương mại thực phẩm
14:28' - 14/11/2024
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động thương mại thực phẩm của Hàn Quốc với Mỹ trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Cộng hòa chính thức giành quyền kiểm soát Hạ viện
12:31' - 14/11/2024
Đảng Cộng hòa đã giành đủ số ghế để chính thức kiểm soát Hạ viện, hoàn tất quá trình thâu tóm quyền lực của đảng này và đảm bảo quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và hai viện của Quốc hội Mỹ khóa 119.