Nguyên Tổng Giám đốc Agribank có thể lĩnh án 20-22 năm tù
Sáng 25/12, bắt đầu phần tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Hà Nội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố trước Tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với 18 bị cáo trong vụ án này.
Trong bản luận tội, Viện Kiểm sát nhận định hành vi của 18 bị cáo phần lớn nguyên là cán bộ của ngân hàng Agribank đã gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tài chính, làm mất lòng tin của nhân dân với hệ thống ngân hàng, vì vậy cần có mức án nghiêm khắc.
Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh Tân (nguyên Tổng Giám đốc Agribank) mức án từ 12-13 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn", 8-9 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", tổng cộng hình phạt chung là từ 20-22 năm tù.
Bị cáo Phạm Thị Bích Lương (nguyên Giám đốc Agribank Nam Hà Nội) bị Viện Kiểm sát xác định là chủ mưu của vụ án, đã cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay quá giới hạn khiến Agribank thiệt hại hơn 2.400 tỷ đồng.
Việc làm của bà Lương bị quy kết tính chất vụ lợi nằm hưởng lợi xe Bentley 3,5 tỷ đồng do đối tác tặng và nhiều khoản khác.
Đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử phạt bị cáo Lương từ 19-20 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay", 14-15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn", tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Ngoài ra, Viện Kiểm sát còn đề nghị tịch thu tài sản hưởng lợi bất hợp pháp của bị cáo Lương.
Bị cáo Chử Thị Kim Hiền bị đánh giá là có hành vi thực hiện tội phạm một cách tích cực, cùng bị truy tố về 2 tội danh giống bị cáo Lương. Bị cáo được hưởng lợi 800 triệu đồng và 50.000 USD. Tuy nhiên, bị cáo khai báo không thành khẩn dù có thành tích.
Vì vậy, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với bị cáo Hiền là từ 19-20 năm tù về tội "Vi phạm quy định cho vay", từ 13-14 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn", tổng cộng hình phạt chung là 30 năm tù.
Ngoài án phạt tù Viện Kiểm sát còn đề nghị phạt bổ sung đối với bị cáo Hiền là cấm hành nghề liên quan tới lĩnh vực ngân hàng sau khi chấp hành xong hình phạt tù, tịch thu tiền hưởng lợi bất chính.
Bị cáo Đỗ Tiến Long bị xác định hưởng lợi 20.000 USD và 200 triệu đồng. Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo Long mới phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn và đề nghị mức án từ 15-16 năm tù.
Bị cáo Trương Thị Út được nhận định là đã tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra; Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 7-8 năm tù, tịch thu số tiền thu lợi hơn 104 triệu đồng.
Đặng Quang Chung hưởng lợi gần 800 triệu đồng. Hành vi của bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng dù phạm tội lần đầu. Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 14-15 năm tù, đồng thời tịch thu gần 800 triệu đồng.
Nguyễn Thị Nguyệt Thanh bị xác định hưởng lợi 350 triệu đồng, phạm tội lần đầu, tuy nhiên không khai báo thành khẩn và bị đề nghị từ 12-13 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Hữu Thanh bị đề nghị từ 12-13 năm tù.
Bị cáo Hoàng Anh Tuấn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị quy kết hưởng lợi 100.000 USD song đã trả lại. Bản thân bị cáo đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen. Tuy nhiên, do hành vi đặc biệt nghiêm trọng nên Viện Kiểm sát đề nghị 6-7 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ trong khoảng 1-5 năm khi mãn hạn tù.
Bị cáo Phan Quý Dương bị đề nghị từ 5-6 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đỗ Quang Vinh, Kiều Trọng Tuyến cùng bị đề nghị từ 3-4 năm tù.
Đào Thị Thu Hiền bị đề nghị từ 2-3 năm tù.
Nguyên Giám đốc hai Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam và Công ty Vietmade Lê Minh Hiếu bị Viện Kiểm sát xác định là được hưởng lợi hơn 16 tỷ đồng, có vai trò thực hiện hành vi phạm tội sau Lương, Hiền. Hiếu bị đề nghị từ 12-13 năm tù và tuyên tịch thu số tiền trên. Bị cáo đã nộp hơn 1,5 tỷ đồng.
Đối với các bị cáo nguyên là cán bộ ngành hải quan, Viện Kiểm sát cho rằng, các bị cáo Lương Thị Yên, Đỗ Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hoàng Tuấn Khanh đã gây thất thu thuế hơn 76 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các bị cáo có nhiều thành tích trong công tác. Ngoài bị cáo Khanh khai nhận thành khẩn, các bị cáo còn lại không thừa nhận. Viện Kiểm sát đề nghị 4 bị cáo mức án từ 30-36 tháng tù.
Viện Kiểm sát nhận định, việc giải ngân cho vay của Agribank Nam Hà Nội với các Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, Công ty cổ phần Vietmade để đầu tư vào các dự án, trong đó có dự án mua 6 thương hiệu, mua nguyên phụ liệu may mặc, các bị cáo nguyên là những cán bộ ngân hàng đã không trực tiếp đến nhà máy để điều tra tổng thể, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của ngân hàng...
Chiều 25/12, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng giữa đại diện Viện Kiểm sát với các bị cáo, các luật sư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tình tiết mới trong phiên xử vụ án tham nhũng tại Agribank Nam Hà Nội
20:16' - 22/12/2015
Trong phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Agribank Nam Hà Nội, bị cáo Phạm Thanh Tân khai: Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Agribank đầu tư cho doanh nghiệp mua thương hiệu, một loại tài sản vô hình.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ đại án tham nhũng ở Agribank chi nhánh 7: Tiếp tục khởi tố vụ án “Đưa và nhận hối lộ”
19:06' - 21/12/2015
Vụ đại án tham nhũng ở Agribank chi nhánh 7: Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ và nhận hối lộ” tại tòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử vụ án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội
11:08' - 21/12/2015
Sáng 21/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.