Nhà bán lẻ đẩy mạnh nội địa hóa, xây dựng thương hiệu hàng Việt
Song song với chiến lược đưa hàng hóa lên kệ kênh bán lẻ hiện đại để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, trong những năm gần đây, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh còn trở thành đối tác sản xuất, cung ứng hàng nhãn riêng cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
Thông qua mối quan hệ hợp tác này, các nhà bán lẻ không chỉ góp phần nội địa hóa hàng Việt, mà còn trở thành đầu mối đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm.
Ghi nhận trên thị trường hiện nay, với sự đầu tư bài bản và quy mô, nhãn hiệu Choice L được Trung tâm thương mại và Đại siêu thị LOTTE Mart Việt Nam đã định vị là dòng sản phẩm dành cho gia đình chất lượng cao, không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn tiến tới mở rộng ra thị trường xuất khẩu. Cụ thể, tổng giá trị mà LOTTE Mart Hàn Quốc đã nhập khẩu hàng Việt Nam trong năm 2016 là 1.300 tỷ đồng, LOTTE Mart Indonesia và một số nước khác nhập khẩu tầm khoảng 100 tỷ đồng. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thủy sản, hàng quần áo thời trang; mặt hàng dùng cho sinh hoạt hàng ngày như các loại sữa tắm, nước tẩy rửa, dụng cụ nhà bếp… Mới đây nhất, trong năm 2017, nhãn hàng riêng Choice L đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Myanmar hơn 100 loại mặt hàng chủ lực như hàng nông sản, hàng tiêu dùng... với trị giá đơn hàng hơn 1 tỷ đồng.Đây là tín hiệu đáng mừng đầu tiên cho thấy các sản phẩm của Choice L đã được người tiêu dùng và thị trường quốc tế công nhận và tin tưởng về chất lượng. Đặc biệt, LOTTE Mart Việt Nam cũng đặt mục tiêu về giá trị xuất khẩu sản phẩm Việt Nam trong năm 2017 khoảng tầm 2.000 tỷ đồng.
Hiện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) được biết đến như là một trong những nhà bán lẻ nội địa dẫn đầu về đồng hành và làm cầu nối mang hàng Việt đến với người tiêu dùng. Với kinh nghiệm nhiều năm liền triển khai hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hiện nay Saigon Co.op đã đạt được bước tiến vượt bậc trong việc xây dựng và phát triển chiến lược nội địa hóa, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Mặt khác, bắt nhịp với xu hướng phát triển tất yếu của ngành bán lẻ hiện đại, khai thác mối quan hệ tương hỗ, hợp tác cùng phát triển giữa nhà phân phối và nhà sản xuất, Saigon Co.op đã phát triển hàng nhãn riêng với tiêu chí "chất lượng và tiết kiệm" hướng đến tăng lợi ích cho các bên, trong đó có người tiêu dùng. Thống kê cho thấy, khởi động từ năm 2007 đến nay, hàng nhãn riêng Co.opmart của Saigon Co.op đã phát triển gần 500 mặt hàng, hơn 3.000 mã hàng, chủ yếu tập trung vào những nhóm hàng thiết yếu, đồ dùng gia đình... với chất lượng đảm bảo và giá tốt hơn giá hơn sản phẩm của thương hiệu cùng loại từ 5 – 30%. Đánh giá về sản phẩm hàng nhãn riêng đang kinh doanh phổ biến trên thị trường, bà Nguyễn Hoàng, cư ngụ tại quận 8, Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng, cách đây vài năm khi tiếp cận hàng nhãn riêng của các nhà bán lẻ thì còn e ngại về chất lượng và chủng loại hàng hóa cũng không đa dạng.Tuy nhiên, hiện nay gia đình khá ưa chuộng một số hàng nhãn riêng thuộc ngành hàng thiết yếu như gạo, nước mắm, trứng gia cầm, nồi, chảo... Bên cạnh được bảo chứng bằng thương hiệu của chính nhà bán lẻ, hàng nhãn riêng có giá cả rất cạnh tranh và phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Báo cáo của Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đang hoạt động tại thị trường Việt Nam đều tích cực phát triển hàng nhãn riêng, đặc biệt xem đây như phương thức khẳng định uy tín thương hiệu doanh nghiệp và hàng hóa đối với người tiêu dùng.Các sản phẩm hàng nhãn riêng được kinh doanh phổ biến, với giá cả vô cùng cạnh tranh, do khi làm hàng nhãn riêng tiết kiệm được chi phí chiết khấu, tiếp thị, quảng bá...
Ngoài ra, việc phát triển nhãn hàng riêng được đánh giá mang lại lợi nhuận chính đáng cho các nhà cung cấp nội địa thông qua việc hợp tác đưa hàng Việt vào phân phối tại hệ thống siêu thị, kênh bán lẻ hiện đại trong và ngoài nước. Đồng thời, việc hợp tác phát triển nhãn hàng riêng còn giúp khắc phục những hạn chế của chuỗi sản xuất nội địa, nâng hàng hóa Việt lên tầm cao mới, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu ngoại. Theo ông Yoon Byung Soo, Giám đốc chiến lược sản phẩm LOTTE Mart Việt Nam, có hai vấn đề mình cần quan tâm đối với việc nội địa hóa sản phẩm Việt thông qua phát triển hàng nhãn riêng là tính cạnh tranh về giá cả và năng lực cải thiện chất lượng cũng như đóng gói tốt hơn.Việt Nam có điểm mạnh là chi phí sản xuất rẻ nên có lợi thế về cạnh tranh giá cả, nhưng so sánh với sản phẩm đồng giá thì về mặt chất lượng sản phẩm Việt Nam vẫn chưa đồng nhất thiết kế, mẫu mã đóng gói nên bị giảm sức hút đối với người tiêu dùng và khả năng thâm nhâp thị trường bán lẻ.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất trong nước khắc phục những hạn chế, ông Yoon Byung Soo cho hay, khi hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng nhãn riêng, LOTTE Mart Việt Nam trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra và giúp nhà cung cấp khắc phục những tồn tại trong quy trình sản xuất cũng như nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng. Tiếp theo sau đó LOTTE Mart Việt Nam đánh giá sản phẩm và hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, từ tháng 5/2016 LOTTE Mart Việt Nam thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng nhãn hàng riêng định kỳ, đồng thời hiện nay đang có kế hoạch đánh giá và giám sát định kỳ riêng đối với vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, mục tiêu phát triển hàng nhãn riêng Co.opmart là mang lại lợi ích cho cả ba bên, gồm: người tiêu dùng mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng giá tiết kiệm; nhà phân phối có nguồn hàng ổn định và phong phú; nhà sản xuất tận dụng tối đa hiệu quả công xuất và máy móc để sản xuất sản phẩm.Do đó, nhà sản xuất phải là doanh nghiệp nội địa, đây cũng là hành động thiết thực của Co.opmart trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển, ưu tiên chọn các đối tác được xác định là nhà cung cấp chiến lược của Saigon Co.op.
>>>Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
10:53' - 22/10/2017
Mỗi nhà bán lẻ cần tự tìm cho mình một hướng đi an toàn, như việc tránh đối đầu và hướng tới các thị trường mà các đối thủ ngoại chưa có kế hoạch thâm nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xử lý phản ánh về nhân sự ngành bán lẻ bị cạnh tranh
18:32' - 18/10/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xử lý thông tin báo nêu về nhân sự ngành bán lẻ bị cạnh tranh bởi người nước ngoài.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc tiến sâu vào thị trường Đông Nam Á
19:59' - 15/10/2017
Doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc đang tiến sâu vào thị trường Đông Nam Á sau khi kinh doanh "thất bát" tại Trung Quốc.
-
Bất động sản
Công suất thuê mặt bằng bán lẻ cao kỷ lục
16:01' - 11/10/2017
Công suất cho thuê bình quân đạt tới 95% - mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây; tăng 6% theo quý và 11% theo năm.
-
Doanh nghiệp
M2 hướng tới đẩy mạnh phát triển chuỗi bán lẻ
14:03' - 11/10/2017
Công ty sẽ tiếp tục gia tăng số lượng các cửa hàng, trung tâm quy mô lớn tại các thành phố lớn trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Điện lực Quảng Bình diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
10:13'
Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 tại xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn.
-
Chuyển động DN
Báo The Telegraph của Anh "về tay" tập đoàn đầu tư Mỹ
19:26' - 23/05/2025
The Telegraph - tờ báo lâu đời của Anh sắp được chuyển giao quyền sở hữu cho tập đoàn đầu tư Mỹ RedBird Capital Partners theo một thỏa thuận trị giá 500 triệu bảng Anh (tương đương 670 triệu USD).
-
Chuyển động DN
Đẩy nhanh tiến độ cụm dự án giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4
10:43' - 23/05/2025
Đây là các dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong việc giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, tăng cường liên kết lưới, truyền tải công suất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Chuyển động DN
Số phận thương vụ Nippon Steel mua US Steel sắp được định đoạt
18:10' - 22/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thời hạn đến đầu tháng 6 để đưa ra quyết định về đề xuất mua lại U.S. Steel của tập đoàn thép Nippon Steel.
-
Chuyển động DN
Phú Thọ hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
18:03' - 22/05/2025
Theo Sở Công Thương Phú Thọ, việc giải phóng mặt bằng cho dự án đang được tích cực triển khai, tuy nhiên gặp một số khó khăn như các huyện chưa phê duyệt giá đất cụ thể.
-
Chuyển động DN
EVN thúc đẩy hợp tác với các nước về phát triển năng lượng
15:05' - 22/05/2025
Tập đoàn GCL khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược và mong muốn tham gia phát triển các dự án năng lượng sạch, đồng thời bày tỏ kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ từ EVN.
-
Chuyển động DN
Bảo vệ thi công Dự án Đường dây 110kV Bá Thiện - Khai Quang
14:52' - 22/05/2025
Việc tổ chức bảo vệ thi công nhằm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng và các quy định liên quan đến thi công, bảo vệ công trình nhà nước.
-
Chuyển động DN
Số hoá dịch vụ điện năng để nâng cao năng suất lao động
15:42' - 21/05/2025
Điện lực Lý Nhân xác định số hoá dịch vụ điện năng là nhiệm vụ mang tính cấp thiết, vừa cải thiện chất lượng phục vụ, tăng tính trải nghiệm lẫn quyền lợi cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
Dự án sữa TH tại Nga: Từ ly sữa thắm tình hữu nghị đến biểu tượng ngoại giao nhân dân
15:40' - 21/05/2025
Dự án sữa TH tại Kaluga và các vùng khác của Liên bang Nga đã mang tới nhiều tác động tích cực cho kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân địa phương.