Nhà đầu tư chứng khoán thận trọng trước ngưỡng “tâm lý” 1.300 điểm
Trong bối cảnh các nhóm ngành diễn biến tiêu cực, nhóm cổ phiếu dầu khí “bừng sáng” khi hàng loạt mã đồng loạt kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh. Cụ thể, BSR, OIL, PLX, PVB, PVC, PVD, PVS đều ở chiều tăng giá.
Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên giao dịch chiều 2/10, do lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông có thể leo thang và làm gián đoạn nguồm cung dầu thô từ khu vực này.
Theo đó, giá dầu Brent tăng 1,08 USD lên 74,64 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,12 USD lên 70,95 USD/thùng. Trước đó trong phiên giao dịch 1/10, cả hai loại dầu tiêu chuẩn đều tăng hơn 5%.
Bà Priyanka Sachdeva, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty môi giới tài chính Phillip Nova cho biết, thị trường dầu mỏ vốn đang tập trung vào triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu, nhân tố sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng chuyển sang lo ngại về gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông sau khi Iran phóng tên lửa vào Israel.
Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết việc Iran - một thành viên của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - tham gia trực tiếp vào xung đột làm gia tăng khả năng gián đoạn nguồn cung dầu. Họ cũng cho biết sản lượng dầu của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm là 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2024.
Công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics cũng lưu ý sự leo thang của Iran có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột tại Trung Đông. Hiện Iran chiếm khoảng 4% sản lượng dầu toàn cầu. Vấn đề quan trọng là liệu Saudi Arabia có tăng sản lượng nếu nguồn cung của Iran bị gián đoạn hay không.
Các bộ trưởng từ OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (được gọi chung là OPEC+) sẽ nhóm họp vào cuối ngày 2/10. Họ sẽ xem xét thị trường với dự kiến sẽ không có thay đổi chính sách nào. Từ tháng 12 năm nay, OPEC+ đã lên kế hoạch tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày mỗi tháng.
Ghi chú của ANZ cho biết, bất kỳ gợi ý nào cho thấy khả năng OPEC+ tăng sản lượng đều có thể bù đắp những lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Nhà phân tích Sachdeva của Phillip Nova cho biết, các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào thứ Sáu (4/10 giờ địa phương). Đây là yếu tố dự kiến sẽ ảnh hưởng đến triển vọng xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Động thái đó sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong dài hạn bằng cách thúc đẩy hoạt động kinh tế chung.
Trở lại diễn biến thị trường, các mã HPG giảm 1,68%, CTG giảm 1,37%, VPB giảm 1,01% và HDB giảm 1,61% có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số VN-Index. Ở chiều ngược lại, VCB, TCB, TPB và GVR có tác động nâng đỡ lớn nhất lên thị trường chung.
Ngành viễn thông có mức giảm mạnh do ELC giảm 0,59%, FOX giảm 1,35%, VGI giảm 1,82% và FOC giảm 2,67%. Các nhóm bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm diễn biến tiêu cực với sắc đỏ chiếm ưu thế.
Điểm tích là khối ngoại tiếp đà mua ròng 240 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại mua ròng gần 255 tỷ đồng. TCB được mua ròng mạnh nhất trên HOSE với 259 tỷ đồng. Tiếp đến, PNJ được mua ròng 161 tỷ đồng. Các mã FPT, VCB và VHM được mua lần lượt 67 tỷ đồng, 49 tỷ đồng và 47 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 14 tỷ đồng trên UPCOM và chỉ bán ròng không đáng kể trên HNX.
Chốt phiên giao dịch ngày 2/10, VN-Index giảm 4,36 điểm xuống 1.287,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 771,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 17.747,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 96 mã tăng giá, 299 mã giảm giá và 73 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1 điểm xuống 235,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 57,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.152,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 61 mã tăng giá, 89 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
UPCOM-Index không tăng, không giảm, đứng ở mức 93,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,8 triệu đơn vị, tương ứng trên 576,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng giá, 118 mã giảm giá và 103 mã đứng giá.
Thực tế cho thấy, thị trường diễn biến “lình xình” trong bối cảnh lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo sẽ đi lên.
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra dự báo về bức tranh lợi nhuận ngành và một số doanh nghiệp trong quý III/2024.
Theo đó, MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức tăng 19,5% so với cùng kỳ trong quý III/2024. Điều này dựa trên yếu tố môi trường lãi suất thấp, tỷ giá giảm mạnh, sản xuất và tiêu dùng đang trên đà phục hồi.
Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 16,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng trong quý II/2024 (19,5%). MBS dự phóng các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bán lẻ (tăng 381% so với cùng kỳ), năng lượng (tăng 321%), bất động sản khu công nghiệp (tăng 169%) từ nền thấp cùng kỳ.
Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng, sang quý III/2024, cơ hội tìm kiếm các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao dần khan hiếm hơn.
Tuy nhiên, một số nhóm ngành vẫn có thể tăng trưởng tích cực nhờ một số yếu tố hỗ trợ như hoạt động thương mại xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc, mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp giúp tiết giảm chi phí lãi vay, quy mô nguồn vốn, tài sản gia tăng.
Agriseco tiếp tục sàng lọc và lựa chọn ra 5 nhóm ngành được kỳ vọng có tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024 là phân bón, bán lẻ, chăn nuôi, ngân hàng và nhóm logistics.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm
08:05' - 02/10/2024
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đi xuống trong phiên giao dịch ngày 1/10, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
-
Phân tích - Dự báo
Thương vụ lịch sử của chứng khoán Trung Quốc
06:30' - 02/10/2024
Trung Quốc đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của kế hoạch hợp nhất các công ty môi giới chứng khoán nhà nước, với động thái sáp nhập hai thực thể là công ty chứng khoán Guotai Junan và Haitong.
-
Chứng khoán
Chứng khoán “lỡ hẹn” mốc 1.300 điểm phiên đầu tháng 10
16:36' - 01/10/2024
Đến cuối phiên chiều, lực mua yếu dần khiến VN-Index một lần nữa tuột mốc “tâm lý” 1.300 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Tâm lý giao dịch được “cởi trói” giúp hàng tỷ USD chảy vào chứng khoán mỗi phiên
11:17'
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch (từ 12 - 16/5) sôi động, với điểm số và thanh khoản tăng vọt.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc
12:10' - 17/05/2025
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: 62 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
08:00' - 17/05/2025
Trong tuần tới từ ngày 19-23/5, có 62 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có 16 doanh nghiệp trên HoSE, 9 doanh nghiệp trên HNX và 37 doanh nghiệp trên UPCoM.
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 19-23/5): FOC trả cổ tức “khủng” 100%
07:36' - 17/05/2025
Trong tuần tới từ 19-23/5, có 40 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó có nhiều doanh nghiệp trả cổ tức “khủng” như: FOC với 100%, D2D với 80%, BMP với 62,50%, DHG với 60%....
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á chật vật khi đà phục hồi yếu dần
16:27' - 16/05/2025
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 16/5, sau khi những lực đẩy từ thông tin Mỹ-Trung hạ nhiệt căng thẳng thuế quan đang yếu dần.
-
Chứng khoán
Chứng khoán giảm trở lại sau 4 phiên tăng liên tiếp
16:18' - 16/05/2025
Sau mạch tăng 4 phiên liên tiếp, thị trường chứng khoán phiên hôm nay giảm trở lại. Tuy nhiên, mốc 1.300 điểm vẫn được giữ vững
-
Chứng khoán
Cổ phiếu vốn hóa lớn “ngập” trong sắc đỏ phiên sáng 16/5
12:30' - 16/05/2025
Thị trường chứng khoán sáng 16/5 diễn biến khá tiêu cực khi một loạt mã cổ phiếu trụ cột giảm giá.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 16/5
08:48' - 16/05/2025
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm VCI, CTR và TCB
-
Chứng khoán
Chứng khoán hôm nay 16/5: 5 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn
07:30' - 16/05/2025
Hôm nay 16/5, có 5 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã chứng khoán là tâm điểm chú ý trên thị trường như: MSH, NVL…