Nhà đầu tư nước ngoài khó thoái vốn khỏi Trung Quốc
Việc Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và nền kinh tế tăng trưởng chậm khiến nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài bị "mắc kẹt" tại đây.
Dữ liệu từ Dealogic cho thấy, trong số 10 tập đoàn đầu tư tư nhân toàn cầu lớn nhất hoạt động tại Trung Quốc, chưa có bất kỳ công ty nào được niêm yết hoặc bán toàn bộ cổ phần thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong năm nay. Đây là năm đầu tiên trong ít nhất một thập kỷ xảy ra tình trạng này, mặc dù tốc độ thoái vốn đã chậm lại kể từ khi Trung Quốc áp đặt các hạn chế đối với khả năng niêm yết của các công ty Trung Quốc vào năm 2021.Các tập đoàn đầu tư tư nhân thường dựa vào việc bán hoặc niêm yết các công ty, thường trong vòng 3-5 năm sau khi mua lại, để tạo ra lợi nhuận cho các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư khác. Khó khăn trong việc thoái vốn khiến dòng tiền của các nhà đầu tư này bị "khóa chặt", với lợi nhuận tương lai không chắc chắn.
Ông Brock Silvers, Giám đốc điều hành của tập đoàn đầu tư tư nhân Kaiyuan Capital tại Hong Kong (Trung Quốc), nhận định: "Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tư nhân cảm thấy Trung Quốc có thể không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn như trước đây". Nhiều tập đoàn đầu tư tư nhân đã mở rộng sự hiện diện tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua. Các quỹ hưu trí toàn cầu và các nhà đầu tư khác đã đổ vốn vào Trung Quốc với hy vọng hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của nước này.Dữ liệu của Dealogic cho thấy 10 tập đoàn đầu tư tư nhân toàn cầu lớn nhất hoạt động tại Trung Quốc đã đầu tư 137 tỷ USD vào nước này trong thập kỷ qua, nhưng số tiền thoái vốn chỉ đạt 38 tỷ USD. Vốn đầu tư mới của các tập đoàn này đã giảm xuống chỉ còn 5 tỷ USD kể từ đầu năm 2022.
Tốc độ thoái vốn của các tập đoàn đầu tư tư nhân trên toàn cầu cũng đang chậm lại. Theo báo cáo của S&P Global, con số này đã giảm 26% trong nửa đầu năm nay. Tính đến cuối tháng 11 năm nay, tổng giá trị IPO trong nước tại Trung Quốc chỉ đạt 7 tỷ USD, so với mức tương ứng 46 tỷ USD của năm ngoái, vốn đã là mức thấp nhất kể từ năm 2019. Việc siết chặt quản lý đã khiến các tập đoàn đầu tư tư nhân phải tìm kiếm các lựa chọn khác, chẳng hạn như bán cổ phần của họ cho các công ty trong nước và đa quốc gia, cũng như cho các tập đoàn đầu tư tư nhân khác. Tuy nhiên, đôi khi người mua nước ngoài tỏ ra miễn cưỡng, một phần do sự giám sát chặt chẽ hơn của Mỹ đối với Trung Quốc đại lục.Tin liên quan
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào Thái Lan tăng mạnh
08:19' - 25/12/2024
Các đối tác đầu tư nhiều nhất vào Thái Lan theo số lượng doanh nghiệp là Nhật Bản (239 doanh nghiệp), Singapore (120), Trung Quốc đại lục (117), Mỹ (115)...
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường bất động sản Hàn Quốc hấp dẫn giới đầu tư
07:49' - 24/12/2024
Tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu Cushman & Wakefield dự báo thị trường bất động sản Hàn Quốc sẽ thu hút đa dạng các nhà đầu tư trong năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
LOTTE Finance, Alliex và VNPT EPAY hợp tác hỗ trợ nguồn vốn cho hộ kinh doanh
16:24'
Tại Hà Nội, LOTTE Finance vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên (MOU) với Alliex - công ty công nghệ thanh toán hàng đầu và VNPT EPAY - công ty trung gian thanh toán.
-
Tài chính
Thu thuế từ đất của Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt hơn 30% dự toán
16:22' - 25/12/2024
Năm 2024, ngành tài chính Tp. Hồ Chí Minh ghi dấu ấn lớn khi lần đầu tiên thu ngân sách vượt mốc trên 500.000 tỷ đồng, dự kiến đạt 104% dự toán năm, tăng 12% so với năm trước đó.
-
Tài chính
Ukraine đã nhận được 1 tỷ USD của Mỹ hỗ trợ
10:20' - 25/12/2024
Ngày 24/12, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo nước này đã nhận được 1 tỷ USD mà Mỹ hỗ trợ. Số tiền này được thanh toán bằng khoản tiền lãi ngân hàng từ tài sản bị đóng băng của Nga.
-
Tài chính
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
09:11' - 25/12/2024
Dù chỉ lbớt 2% thuế VAT khi mua và bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhưng có thể giúp giảm gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào Thái Lan tăng mạnh
08:19' - 25/12/2024
Các đối tác đầu tư nhiều nhất vào Thái Lan theo số lượng doanh nghiệp là Nhật Bản (239 doanh nghiệp), Singapore (120), Trung Quốc đại lục (117), Mỹ (115)...
-
Tài chính
Một hộ kinh doanh dịch vụ tự kê khai nộp thuế hơn 11 tỷ đồng
18:55' - 24/12/2024
Một hộ kinh doanh do Chi cục Thuế Quận 1 (Tp HCM) quản lý đã tự kê khai và nộp 11,5 tỷ đồng (tổng số thuế, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp) từ thu nhập từ dịch vụ số.
-
Tài chính
Bộ Tài chính công bố 5 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
16:33' - 24/12/2024
Ngày 24/12, Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với 5 doanh nghiệp.
-
Tài chính
Tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong hơn 16 năm
08:32' - 24/12/2024
Theo BoK, sự bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường Hàn Quốc.
-
Tài chính
Long An thu ngân sách vượt mốc 25.000 tỷ đồng
20:00' - 23/12/2024
Ngày 23/12, UBND tỉnh Long An tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả công tác thu ngân sách ngân sách nhà nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.