Nhà kinh tế trưởng ANZ lạc quan về tình trạng lạm phát tại ASEAN
Theo ông Sanjay Mathur, lạm phát trong khu vực được coi là do cú sốc giá cả hàng hóa chứ không phải do tình trạng thiếu lao động, vốn diễn ra khá trầm trọng ở các nền kinh tế phát triển. Do vậy, các biện pháp mà các nền kinh tế thực hiện để giải quyết lạm phát phải khác nhau vì bản chất của lạm phát là khác nhau.
Trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị Đổi mới Tài chính ASEAN, ông cho biết, ở Mỹ các biện pháp được thực hiện chủ yếu nhằm cắt giảm nhu cầu, do đó những biện pháp thực thi thiên về việc điều chỉnh chu kỳ lãi suất hơn. Về việc thắt chặt tiền tệ trong khu vực, ông lưu ý rằng phần lớn việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được hoàn tất ở một số quốc gia dự kiến tăng lãi suất, bao gồm Philippines và Thái Lan.Đối với Malaysia, ông gợi ý, Ngân hàng trung ương Malaysia đã kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và không cần thiết phải làm như vậy. Lạm phát của Malaysia chỉ hơn 3% một chút, khá dễ kiểm soát.
Đề cập đến việc chuyển sang trợ cấp có mục tiêu như những gì chính phủ đã lên kế hoạch thực hiện, ông cho rằng biện pháp này chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao. Nhận xét về các biện pháp đối phó với đại dịch của Malaysia, ông ca ngợi các chương trình trợ cấp tiền lương của chính phủ cộng với hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài, việc củng cố tài chính phải tiếp tục được tăng cường. Một lưu ý khác, ông cho biết các khoản trợ cấp chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm lạm phát ở nước này. Kết thúc phần chia sẻ, ông Sanjay gợi ý, các biện pháp để giải quyết vấn đề lạm pháp ở ASEAN là khác nhau ở mỗi nước. Vấn đề quan trọng hơn là tăng cường cung cấp lương thực, do đó các nước nên cân nhắc việc hỗ trợ tiền mặt cho các nhóm thu nhập thấp hơn./.>>Kinh tế Anh năm 2022 thoát suy thoái trong gang tấc
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Thái Lan kêu gọi ASEAN chung tay giải quyết tội phạm lừa đảo qua điện thoại
08:16' - 10/02/2023
Thái Lan đã đề xuất thành lập một ủy ban chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tập trung ngăn chặn hoạt động tội phạm lừa đảo thông qua điện thoại.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng kinh tế ASEAN trong năm 2023
06:30' - 12/01/2023
Yếu tố bất lợi là sự suy giảm của thương mại khu vực và toàn cầu trong những tháng gần đây, lạm phát cơ bản vẫn cao ở phần lớn Đông Nam Á, và hoạt động yếu kém kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48'
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.