Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 không đủ điều kiện để tích nước
Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 được khởi công từ năm 2013, tổng số hộ dân phải di rời là 1.206 hộ; hiện đã 5 năm trôi qua, vẫn còn 29 hộ dân đang sống tại khu vực lòng hồ trong khi mùa mưa bão đang tới gần.
Trong chuyến công tác kiểm tra tình hình thi công dự án mới đây, ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra kết luận, chủ đầu tư chưa xây dựng phương án phòng chống lụt bão; phương án vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương duyệt. Phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du cũng chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, ngoài ra, chủ đầu tư còn chưa thực hiện xong việc nghiệm thu, kiểm định chất lượng công trình nên không đủ điều kiện để cho phép tích nước. Để giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn yêu cầu, huyện Cẩm Thủy rà soát các điểm vướng mắc sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tại mỏ cát nằm trong lòng hồ. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Sở Xây dựng phối hợp với chủ đầu tư, sớm hoàn thành kiểm định chất lượng để chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục để tích nước, chạy thử nhà máy. Theo báo cáo của UBND huyện Cẩm Thủy, tính đến tháng 5/2018 ngoài 29 hộ dân thuộc 4 xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Thạch chưa được bồi thường và di dời, tại xã Cẩm Thành, còn có mỏ cát số 121 của Công ty TNHH Thái Dương do trước đó UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác mỏ cát này. Đây là vị trí nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện đã được Sở Công Thương xác định ranh giới và UBND huyện đã có thông báo thu hồi đất. Tuy nhiên, đến tháng 5/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn chỉ đạo UBND huyện thu hồi đất thuộc mỏ cát 121, nhưng hiện Công ty TNHH Thái Dương yêu cầu bồi thường máy móc, thiết bị khai thác cát, sỏi hoặc cấp vị trí mỏ mới cho công ty, nên việc giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn. UBND huyện Cẩm Thủy đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết. Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom (Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư với công suất 28,8 MW, kinh phí thực hiện trên 1.300 tỷ đồng./.>>> Dự án thủy điện Sơn Tân có nguy cơ phải ngừng thi công do vướng đền bù
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 chậm tiến độ, nhiều hộ dân chưa được tái định cư
18:20' - 15/05/2018
Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom làm chủ đầu tư nằm trên địa phận 2 xã Cẩm Thành, Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
-
Doanh nghiệp
Dự án thủy điện Sơn Tân có nguy cơ phải ngừng thi công do vướng đền bù
11:17' - 20/04/2018
Công ty Sovico Quảng Ngãi đầu tư 612 tỷ để xây dựng dự án thủy điện Sơn Tân, với công suất 18 MW. Dự án được khởi công tháng 8/2016 và dự kiến đưa vào phát điện trong quý IV/2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.