Nhận diện “rào chắn” trong chống gian lận thuế

09:28' - 01/04/2016
BNEWS Kiểm tra thuế, nợ thuế luôn là vấn đề nóng được đặt ra tại các cục thuế mỗi khi tìm giải pháp thực hiện thu của năm. Năm nay cũng không phải là một ngoại trừ.
Nhiều đơn vị thuế đang “vướng” trong khâu kiểm tra, đặc biệt đối với thanh, kiểm tra chống chuyển giá khi còn thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy. Ảnh minh họa: TTXVN

Trước nhiệm vụ thu ngân sách trong điều kiện vẫn đảm bảo chính sách động viên doanh nghiệp, phù hợp tiến trình hội nhập, nhiều cục thuế đã thẳng thẳn chỉ rõ những “rào chắn” còn tồn tại trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

*Thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy

E ngại trên chính là vấn đề đang tồn tại của nhiều cục thuế khi đề cập tới công tác thanh, kiểm tra thuế trong năm 2016. Mục tiêu được đặt ra toàn ngành trong năm nay là đảm bảo số thu nội địa không kể dầu thô vượt tối thiểu 8% dự toán pháp lệnh đã được Quốc hội, Chính phủ giao.

Đồng thời, thực hiện thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đạt tối thiểu 18% số lượng doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế, tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 13.000 tỷ đồng; số nộp ngân sách trên 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị thuế đang “vướng” trong khâu kiểm tra, đặc biệt đối với thanh, kiểm tra chống chuyển giá khi còn thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Công, Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có số lượng lớn doanh nghiệp FDI đầu tư tại địa phương, trong quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan này cũng phát hiện, nhận diện được trường hợp có dấu hiệu chuyển giá.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Ảnh: Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nộp thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ảnh minh họa: TTXVN

Bởi theo ông Hải, nhiều doanh nghiệp nợ thuế do gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu cơ quan thuế áp dụng biện pháp cứng: cưỡng chế có thể khiến doanh nghiệp tới chỗ phá sản, kéo theo nhiều hệ lụy: hàng trăm lao động mất việc làm…

Đối với việc thu nợ thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, giống như thanh, kiểm tra thuế cũng cần lượng hóa cụ thể các con số. Báo cáo phải thể hiện chi tiết được cục thuế nào có số nợ tăng, cục thuế nào giảm. Nguyên nhân khách quan, chủ quan. Theo đó, ngành thuế đánh giá chính xác đơn vị thực hiện tốt, chưa tốt. Đây cũng là cơ sở để đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải tập trung toàn ngành để xây dựng Nghị quyết về xoá nợ phạt chậm nộp đối với những trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng và không có đối tượng thu. Cục trưởng Cục Thuế giao nhiệm vụ thu nợ cụ thể, chi tiết tới từng trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng và từng cán bộ.

Đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nộp thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Cơ quan thuế kiên quyết áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật./.

                     

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục